Hai Hùng Sài Gòn
Một Ông Hai Bà
Cầm rổ cá mới xúc được dưới con mương trước nhà, ông Hai Nửa lựa vài con để dành cho mình, còn lại bao nhiêu ông trút sạch vô cái
bịch Nylon rồi treo tòn ten nơi ghi đông chiếc xe đạp cà tàng, dường như đắc ý với việc mình sắp thực hiện ông nói lẩm nhẩm :
- Cha chả nhiêu đây cá cũng đủ cho bả với con nhỏ ăn cả tuần chớ chẳng chơi nha.
***
Cách nơi ở của mình quảng đường không xa xôi gì, tuy vậy ông Hai Nửa cũng nôn nóng đạp xe băng qua vài cánh đồng "Cò bay thẳng cánh" để ghé lại nhà cô Tám
Thơm, trời xế chiều tuy ánh nắng không còn nóng gay gắt như lúc trưa, nhưng mồ hôi cũng rịn ra trên gương mặt của ông, thậm chí cái áo vải đen trên người ông cũng thấm ướt phía sau lưng, thấp
thoáng phía trước là lũy tre làng của ấp Tân Phú hiện ra trước mắt, con đường nhỏ là lối độc đạo từ nhà Hai Nửa đến đây ngắn dần, bất chợt từ phía hàng cây Trâm Bầu ở ven đường một người giơ tay
ngoắc ngoắc để ra hiệu cho ông Hai Nửa ngừng lại, rồi bằng cái giọng rổn rảng của mình, người đàn ông nọ lên tiếng:
- Chèn ơi, đi đâu con bộ gấp gáp dữ (dậy) anh Hai, đừng nói đem bọc cá này qua rủ tui lai rai nha, hôm nay tui "Kẹt" rồi, anh phải hẹn trước chứ chơi "Bất
tử" kiểu này là (hông) được đâu.
Thấy Tư Hơi (Bạn cùng đơn vị với ông Hai thời trước bảy lăm) bộp chộp chưa biết gì đã "Nhào vô kiếm ăn" nên ông Hai "Móc lò" liền:
- Cái thằng quỷ này, mầy tưởng tao bợm nhậu hay sao hở cái phải kiếm mầy để nhậu.
Chờ cho ông Hai Nửa dựa chiếc xe đạp vô thân cây Trâm Bầu, Tư Hơi hỏi tiếp:
- Ủa hông kiếm tui (dậy) chớ anh quen ai ở ấp này mà léo hánh tới đây, à tui biết rồi chắc đang léng phéng với bà nào phải (hông) ?
Không chờ cho Hai Nửa "Thanh minh" Tư Hơi " Vớt" luôn:
- Ấp này chỉ có cô Tư Thơm, (dới) chị Năm Hường là bà giá thôi, hai người này hiền lành lắm, theo tui (quánh giá) thì cô Tư Thơm ăn đứt hơn chị Năm Hường,
anh đang cua bà nào khai mau có gì tui phụ cho một tay, chứ mấy đứa con gái ở đây đời nào nó khoái ông già "Cúp bình thiết" như anh đâu mà "Cua (dới) ghẹ".
Nói xong câu trên Tư Hơi cười khanh khách khiến cho Hai Nửa hơi "Quê cơ" vì bị Tư Hơi nắm được con bài tẩy của mình, nhưng dễ gì để cho Tư Hơi biết
chuyện thầm kín của mình nên ông Hai nói trớ đi:
- Cái thằng Tư này cái tật không bỏ nha, bộ hể đi tới đâu phải có cua bà này bà nọ mới được hả, tao nghe bên này có mấy nhà ở xóm Bàu nghèo lắm, nên có
mớ cá tính qua cho họ ăn để (mần phước), thôi trễ rồi tao đi đây, bữa khác anh em mình gặp lại.
Vừa định hỏi tới nữa thì ông Hai đã nhấn "pê đan" đạp xe "dọt" đi liền, Tư Hơi chỉ còn nước nói vói theo:
- Nhớ nhe anh Hai, ít hôm lúc nào quởn ghé tui anh em mình tâm sự nha.
Tư Hơi chỉ còn nghe tiếng ới ới của ông Hai Nửa từ đàng xa do gió chiều đưa vọng lại thay câu trả lời.
***
Vùng quê Tân Phú dân cư hiền hòa, họ lập làng lập ấp dọc theo sông Tiền, quanh năm họ chăm sóc ruộng vườn với trái ngọt cây lành, đôi lúc kết thúc vụ
mùa có chút thời gian rảnh rỗi bà con tụ tập lại tổ chức hội hè đình đám để thắt chặt thêm tình thân của cư dân trong vùng.
Năm ngoái khi qua nhà Tư Hơi ăn cái đám giỗ "Ông già" của Tư Hơi, vốn huynh đệ chi binh ngày xưa, đến nay khi không còn trong quân đội nữa, cảm
thấy cuộc sống nơi phố thị không còn thích hợp với gia đình mình, nghe lời thằng em kết nghĩa Tư Hơi nên ông Hai Nửa kéo rốc gia đình dọn về quê ở, do cuộc đất nhà Tư Hơi còn quá ít không đủ cho
mình dựng cái nhà kế bên để hai chiến hữu bầu bạn sớm hôm, thời may người anh Kế của Tư Hơi thấy thằng em mình kết nghĩa với người bạn hiền lành nên đã tặng cho ông Hai Nửa một phần đất để cất
nhà, được thời gian vài năm thì bà Hai Nửa "Ra đi" trong cơn bạo bịnh, với thân "Gà trống nuôi con" vậy mà ông Hai Nửa cũng cố gắng "Vuông tròn" bổn phận lo cho hai con đến lúc dựng vợ gả chồng
cho hai đứa nhỏ ở nhà, sau đó mạnh đứa nào đứa nấy ra riêng nên giờ còn mình ông thui thủi một mình trong căn nhà, thấy vậy Tư Hơi xúi giục mấy bận:
- Anh Hai nè, chị nhà mất cũng mấy năm rồi, xấp nhỏ cũng yên bề gia thất hết ráo, anh thì trơ trọi có một mình, thôi thì anh coi ai được mắt trong ấp
đem (dìa) hú hí cho (dui nhà dui cửa).
Nghe Tư Hơi xúi vậy, trong bụng Hai Nửa cũng khoái chí, nói gì thì nói đêm hôm nằm chèo queo một mình ai lại không buồn, ông Hai Nửa là "Người phàm mắt thịt"
cũng không ngoại lệ, nhưng ông cũng làm bộ nói kiểu mại hơi:
-Tư ơi. Trước kia còn trẻ có của ăn của để nếu lỡ có bị đơn lẻ thì thêm bước nữa là chuyện nhỏ như con thỏ, giờ thì chú mầy thấy anh già khú đế rồi,
hơn nữa nghèo quá ai đâu ưng mà bước thêm bước nữa, chắc thôi đi anh bây quyết định ở vậy cho khỏe cái thân, bày đặt đèo bồng khổ thân lắm Tư ơi.
***
Không biết Tư Hơi có ý đồ gì hay không, cái hôm đám giỗ Tư Hơi xếp bàn cho ông anh kết nghĩa ngồi giữa hai bà góa chồng, bên tay phải Cô Tư Thơm, còn
phía bên trái cô Năm Hường ngồi cạnh, riêng Tư Hơi thì ngồi cái bàn khác đối diện với chỗ Hai Nửa ngồi, suốt tiệc Tư Hơi thấy Hai Nửa nói nói cười cười với hai bà nọ, thỉnh thoảng Hai Nửa còn gấp
đồ ăn cho hai bà, Tư Hơi thấy ông anh mình vui vẻ trong bàn tiệc thì ông ta cũng lấy làm vui trong bụng.
Ngồi trong bàn không biết Ông Hai Nửa nói gì, tâm sự gì với Cô Tư Thơm, vậy mà cô Tư lên tiếng mời:
- Bữa nào anh Hai qua thăm anh Tư lần nữa , tui mời anh ghé qua nhà tui chơi cho biết, hông giàu có gì nhưng tui sẽ bắt con gà xé phay rồi nấu cháo đậu xanh
cho anh ăn chơi.
Cô Năm Hường nghe bà bạn mình nói vậy không lẽ mình chịu lép vế, cô Năm nói tiếp theo khi ông Hai Nửa chưa kịp nhận lời với cô Tư Thơm
:
- Em cũng hổng giấu gì anh Hai, cuối tháng này thằng Út nhà em nó rủ đám bạn tới phụ tát cái đìa bên hông nhà, nếu anh Hai hông ngại thì mời anh Hai
ghé qua chơi, sẵn đây em mời chị Tám luôn một thể .
Hai Nửa chới với vì một lúc được hai bà mời mọc mình , trong lòng còn phân vân chưa biết liệu định thế nào, thời may Tư Hơi cứu bồ
liền:
- Chèn ơi ! Ông anh tui có Phước dữ đa, Tư Hơi tui ngồi "chần giần" một đống ở đây mà hổng có ai đoái hoài.
Vợ Tư Hơi nghe vậy nổi máu "Ghen" bèn dùng hai ngón tay kín đáo "Nhéo" bắp vế Tư Hơi một cái đau điếng và kèm theo câu nói vừa đủ cho ông chồng mình
nghe:
-Cha quỷ Tư Hơi này nha, hai bà đó có anh Hai lo rồi, ông léng phéng là tui cho ông biết tay nha.
Bị bà vợ nhéo đau điếng, Tư Hơi phản xạ tự nhiên:
- Ui cha bà mần cái giống gì nhéo tui đau thấy tía luôn (dậy) .
Ngồi bàn bên này Hai Nửa biết thằng em kết nghĩa nói giỡn chơi không ngờ bị vạ lây nên Hai Nửa lên tiếng:
- Thôi thím Tư ơi, chú Tư bây nó cưng bây muốn chết hơi đâu bây lo.
Rồi ông Hai mới nói với hai bà bạn ngồi kế bên mình:
- Dạ tui cảm ơn tấm lòng của cô Tư với cô Năm đây, nếu bữa nào tui rảnh rang tui rủ chú thím Tư đi chung qua chơi cho biết..
Tưởng đâu nói phân hai như vậy là êm chuyện, không ngờ cô Năm Hường không vui, cô nói lẩm nhẩm :
- Cái ông này coi (dậy) nhát gái dữ đa, ta rủ qua mà kêu cả đám còn gì riêng tư nữa.
Cô Tám Thơm lại nghĩ khác:
- Chèn ơi! Anh Hai này cẩn thận ghê đi mình ên sợ thiên hạ đàm tiếu đây mà .
***
Trời dần vè chiều, mặt trời còn le lói phía sau mấy cây rơm cuối làng, Hai Nửa đứng lấp ló bên hàng tre trước nhà cô Tám Thơm, nghe hơi và thấy bóng
người lạ, con "Mực" nhà cô Tám nhảy Xổ ra sủa inh ỏi khiến cô Tám Thơm chú ý nhìn ra hướng con Mực sủa, chừng như thấy cái dáng người quen quen cô Tám cất tiếng la con "Mực":
- Suỵt suỵt, Mực nè con (dô) nhà mau lên, để "Má" ra coi ai như người quen đó.
Con "Mực" như hiểu được lời rầy rà của cô Tám Thơm, nó cụp đuôi đi nhẹ về nằm khoanh mình nơi hàng ba nằm hóng mắt nhìn về phía ông Hai Nửa với thái độ ngờ
vực.
Chừng thấy Hai Nửa cô Tám đon đả mời:
-Chèn ơi! Sao nay anh Hai qua trễ (dậy), chút nữa trời tối thui sao anh (dìa) sao được. À mà thôi (dô) chơi chút rồi tính, có gì chút Tám nói con Bông ( con
gái nhỏ của cô Tám), nó quấn cho anh một cây đuốc đốt sáng lên rồi anh cầm đó mà chạy dìa, đây bển cũng hông xa xôi gì cho lắm.
Thấy Hai Nửa đưa cho mình cái bịch nylon đựng cá với thái độ ngượng ngùng, cô Tám nói:
-Chèn ơi, nhiêu cá đây quý lắm nghe anh Hai, nếu anh đem bán cũng bộn xu á, cho má con em rồi anh lấy gì ăn.
Nghe lời nói chân tình của cô Tám, Hai Nửa lấy làm vui trong bụng, ông chỉ sợ cô Tám làm eo không lấy thì ông quê cơ có nước độn thổ vì vậy ông lên
tiếng:
- Ối, có nhiêu đâu Tám ơi, cái này Tám với con Bông để dành ăn cũng được vài ba bữa, khỏi chợ búa chi cho tốn kém, thủng thẳng mơi mốt có gì nữa tui đem qua
cho Tám nha.
Cô Tám còn vui hơn ông Hai nhiều, cô tươi cười nói:
-Mắc công anh Hai quá, thôi má con em hổng dám làm phiền anh Hai đâu, kệ có gì ăn nấy, anh Hai qua chơi là Tám (dui) rồi.
Hai bên hỏi thăm nhau hết hoàn cảnh rồi tới công việc và đời sống hàng ngày, dường như tâm đầu ý hợp nên cả hai ngồi gần tận khuya mà tưởng chừng như
câu chuyện chưa có dịp để dừng lại, khi tiếng gà gáy canh một Hai Nửa mới giật mình:
-Mèn ơi! Khuya lơ khuya lắc rồi, thôi xin kiếu cô Tám tui về, cho tui gởi lời chào con Bông luôn thể nghe chị, con nhỏ mới chạng vạng mà nó ngủ queo
rồi.
Lấy cây đuốc cháy sáng phần phật trong đêm vắng đưa cho ông Hai Nửa, vô tình ông nắm lấy bàn tay của người đàn bà có đôi mắt đẹp dịu dàng khiến ông tê dại
như có luồng điện chạy xuyên suốt qua thân người của ông, người ta ví "Gái một con trông mòn con mắt" , với Hai nửa hình bóng cô Tám Thơm đã khiến ông phải mòn con mắt trong đêm này, cô Tám rụt
tay lại bẽn lẽn cười e thẹn khiến Hai Nửa càng ao ước sẽ chiếm hữu thân hình giai nhân nọ trong tương lai....
***
Một mình trong đêm vắng bên ánh lửa lập lòe của ánh đuốc trên tay, Hai Nửa chạy ngang gốc cây Trâm Bầu lúc ban chiều bổng ông thấy ánh đèn Pin của thợ
soi cá hiện ra nơi này, khi đi ngang qua họ ông nhận ra Tư Hơi đang cầm cây chĩa đi soi cá đám ruộng gần đó, chưa kịp hỏi han thì ông nghe Tư Hơi lên tiếng:
-Ủa anh Hai hả, chèn ơi chịu đi chơi dữ đa, từ chiều tới giờ mới (dìa), anh gặp ai chắc tâm đầu ý hợp lắm đây.
-Thằng Tư bây chắc làm bộ đi soi cá để "Canh me" tao chứ gì, ờ thì hoàn cảnh nhà người ta nghèo tao thương nên ngồi nói chuyện riết quên giờ giấc luôn , thôi
tao về mai còn công việc nữa.
***
Cái tin đồn Hai Nửa ghé nhà cô Tám Thơm ở tới tận khuya nó cứ râm ran khắp trong ấp, nguồn cơn từ đâu bàn tán chuyện này đến giờ chưa ai giải mã ra
được, nếu xuất phát từ má con cô Tám thì không thể rồi, vì cô Tám đâu dễ để thiên hạ đàm tiếu về mình, cô nghĩ nếu thiên hạ có đàm tiếu thì cũng chẳng chết ai, vì cô và Hai Nửa không bị ràng buộc
gì, bởi cả hai cùng hoàn cảnh đơn chiếc có đến với nhau cũng là điều bình thường , nhưng cô Tám còn giấu kín điều này trong tim, cô thầm chờ đợi ngày mối tình này đơm hoa kết trái lúc đó công bố
chẳng muộn màng gì, còn Hai Nửa và Tư Hơi cũng không dại gì bung ra bí mật này, vậy ai là người hé lộ vẫn là câu hỏi hóc búa trong đầu ông Hai Nửa.
***
Đang ngồi vo gạo ở cầu ván phía sau ao nhà, cô Năm Hường nghe bà Sáu Nho nói oang oang phía sau lưng mình:
- Con Năm bây hay gì chưa? Chèn ơi chuyện ly kỳ lắm mà bây tĩnh bơ vậy hả.
Ngừng tay lại rồi ngó về phía bà Sáu Nho, cô Năm hỏi:
-(dụ gì) mà bà làm như quan trọng dữ (dậy) bà Sáu.
Bà Sáu hớt liền:
-Ta nói hồi (phia) này tao thấy cái thằng cha Hai Thành phố
( bà con ở quê gọi Hai Nửa bằng biệt danh này) chả lọ mọ nhà con Tám Thơm tới đầu canh một chả mới dìa, mèn ơi (hông) biết tình ý gì mà quên ngày quên giờ
luôn bây, bữa đám giỗ thấy bây nói chuyện (dới) chả thân mật lắm, nay thấy (dậy) tao tức cho bây quá, hông lẽ để con Tám nó hốt chả sao bây?
Nghe bà Sáu Nho "Méc" với mình như vậy, trong lòng cô Năm Hường thoáng chút buồn, tuy vậy cô cố làm ra vẻ không quan tâm nên cô trả lời:
- Có (dụ) đó nữa hả Tám, ờ mà thôi kệ, "Cá dưới sông ai vớt được nấy ăn", anh Hai đó đâu phải gì của con đâu mà Tám nói.
Vừa dứt câu cô Năm Hường bị bà Tám Nho sửa lưng liền:
-Thôi đi bây ơi, trong đầu bây nghĩ gì tao biết tỏng tòng tong hết ráo đó, còn không mau đi tìm hiểu coi, may ra còn có cơ hội cứu vãn, tối bữa đó tao còn
thấy chả đem cái bao gì bự lắm, dấm dúi cho con Tám Thơm rồi hai người ngồi nói chuyện coi bộ tình tứ lắm đó.
Càng nghe câu chuyện này cô Năm Hường càng bực mình, cô liền đỗ quạu rồi truy vấn bà Tám Nho:
- Chèn ơi ! Sao Tám rành dữ (dậy) bộ Tám canh chừng họ từ sớm tới khuya luôn hả.?
Không đợi cô Năm Hường thắc mắc thêm, bà Tám "Đế" vô tiếp:
- Bây còn phải hỏi, nhà tao ở kế bên đất nhà con Tám mà, ruồi đực ruồi cái bay ngang tao còn biết, ba cái chuyện ông Hai (dới) con Tám sao qua mắt được tao
bây ơi.
Lúc này thì cô Năm Hường mới tin là sự thật, cô nhỏ nhẹ nói:
-Con cảm ơn Tám, thôi Tám dìa nghỉ đi chuyện này để con lo liệu. Nếu cần gì con nhờ Tám sau.
Như muốn thưởng công cho bà Tám Nho, cô Năm lật đật vô nhà mở khạp gạo ra lấy nải chuối xiêm dú chín đem ra cho bà Tám:
-Nè con gởi Tám nải chuối ăn lấy thảo, thôi Tám dìa đi con còn công chuyện nữa , trời bây giờ trưa trờ trưa trật rồi.
Bà Tám cầm nải chuối chín lấy làm vui lắm, bà nói giỡn một câu trước khi rời khỏi nhà cô Năm:
- Cha bây hối lộ cho Tám phải hông, Tám cám ơn bây nhe, có gì mới Tám cho bây hay tiếp.
***
Mới sáng sớm cô Năm lấy Honda chở bịch cá chạy về hướng nhà ông Hai Nửa, cô đem theo bịch cá này mục đích cho Hai Nửa làm quà rồi lấy cớ để tra hỏi lời bà
Tám Nho méc với mình hôm qua có đúng hay không.
Nghe tiếng xe ngừng trước nhà mình, Hai Nửa nheo mắt nhìn ra thấy cô Năm Hường đang xơn xơn đi vô, Hai Nửa nở nụ cười thật tươi khoe hàm răng bọc vàng
sáng chói của mình ra, rồi Hai Nửa cất tiếng hỏi:
- Dữ hôn , nay tốt ngày sao mà "Rồng đến nhà tôm" vậy cà.
Nếu bình thường thì nghe câu nói của Hai Nửa nói với mình kiểu này thì không thành vấn đề, nhưng Hai Nửa đang là người khó ưa ( Vì chuyện tình cảm đang
nghiêng về cô Tám) nên Cô Năm nghe hơi chói tai, tưởng đâu Hai Nửa nói chuyện "Sốc óc" mình nên cô Năm "Móc lò" lại tức thì:
- Ơ tui đi sớm bửng còn đỡ hơn ai kia đi khuya lắc khuya lơ mới dìa nhà.
Nghe câu nói của Năm Hường, Hai Nửa chới với, bèn hỏi dò tại sao cô Năm lại biết chuyện trên:
- Ờ hôm qua có xẹt qua ấp Tân Phú, ghé nhà người quen có chuyện nên về hơi trễ, mà mà sao cô Năm biết hay quá vậy?
Thấy ông Hai ngầm thú nhận đúng y như bà Tám "Ăn ten" báo cáo cho mình, cô Năm lấn tới:
- Anh Hai quen ai bên đó ngoài tui với chị Tám thơm đâu, à quên nữa, anh có ông em kết nghĩa Tư Hơi của anh nữa chứ .
Nghe Cô Năm Hường truy vấn mình gắt củ kiệu quá nên Hai Nửa muốn ú ớ, đành khai thiệt:
- Hông nói giấu gì cô Năm, hôm qua có mớ cá bắt dưới đìa, thấy má con cô Tư Thơm sống chật vật nên tui đem qua biếu để họ ăn đó mà, rồi sẵn dịp hai đứa tui
ngồi nói chuyện "Nam Tào Bắc Đẩu" cho vui thôi chứ cũng không có gì đâu cô Năm đừng hiểu lầm tội nghiệp .
Thấy đúng y chang lời kể của bà Tám Nho nói cho mình, giờ nghe ông Hai thanh minh này nọ nên cô Năm nổi máu ghen, cô bèn "Phang" tới
luôn:
-Thôi tui biết rồi, chị Tám nhan sắc hơn tui nên anh có cảm tình, còn tui anh đâu thèm đoái hoài tới đâu, tui cũng đem qua cho anh mớ cá nè , anh để dành anh
cho vui, tui kiếu anh tui dìa từ đây trở đi coi như chưa từng quen biết nha anh Hai.
Nghe cô Năm Hường thố lộ tâm tình với lòng dỗi hờn, Ông Hai Nửa bồn chồn trong bụng, với ông Hai người đàn bà này bên Tám lạng người nửa cân, ai cũng làm cho
ông xao xuyến, bắt cá hai tay thời buổi này thì không được rồi, mà để một trong hai người buồn thì thú thật ông Hai thấy mình không nỡ, ông vội níu chiếc xe lại không cho cô Năm Hường chạy đi,
ông nói như năn nỉ:
- Năm ơi, thôi bớt giận vô nhà anh nói cho nghe nè.
Cô Năm Tuy còn giận, nhưng cũng dễ xiêu lòng khi nghe ông Hai hạ mình năn nỉ, cô bèn dựng chống xe rồi bước vô ngồi trên bộ ván nghe ông Hai Nửa trần
tình:
-Anh nói thiệt, từ khi vợ anh qua đời cuộc sống anh không còn ý nghĩa gì nữa, anh đã "Cút côi" lâu nay rồi, anh dự định sống vậy cho đến ngày nhắm mắt, không
dè thằng Tư Hơi nó muốn cho cuộc sống của anh có ý nghĩa hơn nên nó gán ghép Năm với cô Tám cho anh chọn, để rồi nếu ai hạp thì anh xin "Gá nghĩa châu trần" sống cùng nhau cho hết cuộc
đời.
Nói đến đây Hai Nửa muốn nghẹn lời, ông lấy cái bình tích rót miếng trà ra cái tách rồi hớp một hơi ông nói tiếp :
-Anh phân vân mãi không biết chọn ai trong hai người , vì ai trong mắt anh cũng là người giỏi giang và hiền lành, nay anh biết được tình cảm của Năm dành cho
anh, anh cảm động vô cùng, thôi vầy nè, ngày rằm tháng này anh qua nhà thằng Tư Hơi thăm vợ chồng nó, anh nói nó làm bữa tiệc có Năm, có cô Tám rồi anh sẽ giải quyết vụ này cho êm
thắm.
Cô Năm nghe lời chân thật từ đây lòng của Hai Nửa cô cảm động vô cùng, nghe Hai Nửa nói vậy cô đồng ý, cô nói:
- Em hiểu tâm trạng anh Hai rồi, thôi thù tùy duyên chớ không cưỡng cầu được đâu há anh Hai
***
Đêm rằm làng quê được chiếu sáng bởi ánh trăng, không gian như rộng lớn hơn bởi những cơn gió nhẹ thổi khiến hàng tre cọ mình vào nhau kêu kẽo kẹt, đám
con nít trong làng xúm lại chơi những trò vui vẻ ngoài sân, trong nhà Tư Hơi cây đèn "Măng xông" cháy sáng , cái bàn gỗ dài được dọn những món ngon do vợ chồng Tư Hơi nấu theo yêu cầu của ông anh
kết nghĩa, mọi người tề tựu đông đủ, Tư Hơi mặc Bộ Pyjama mới cáu đứng giữa bàn trịnh trọng tuyên bố:
- Thể theo lời yêu cầu của ông anh tui, hôm nay (dợ) chồng tui (mần) tiệc này để ổng nói chuyện gì đó tui cũng hổng biết, mong mọi người chú ý lắng
nghe.
Hai Nửa đứng lên, với bộ đồ vải đen mà người dân thôn quê hay mặc, dáng vẻ buồn buồn Hai Nửa chậm rãi nói:
-Thưa với mọi người từ khi về với đất này dung thân, tui rất cảm ơn tình cảm do mọi người dành cho tui, đi đâu ra ngõ gặp ai cũng chào hỏi chân tình, đối đãi
tui như người thân trong nhà, từ khi biết cô Tám cô Năm ở xóm này, hai cô đã tỏ cái tình quý mến tui lắm, mà thú thiệt Hai tui cũng đem dạ thương yêu hai cô, nhưng ngặc một nổi về pháp luật không
cho phép đa thê, nên nay tui xin thổ lộ tấm lòng của tui, mong rằng khi nghe xong mọi người ở đây hiểu và thông cảm cho
Với cái giọng buồn buồn, gương mặt thật thiểu não, Hai Nửa nói giọng trầm buồn:
- Tui thấy trên đời này mọi sự đều do duyên số, như tui đã nói lúc nảy, tình cảm tui đối với em Tám, em Năm không bút mực nào tả hết, do phong tục tập quán
ông cha mình không cho phép nên tui không thể san sẻ tình cảm cho hai em được, cho nên tối nay dưới sự chứng kiến của mọi người, tui xin tuyên bố kể từ nay tui xem Em Tám, em Năm như những người
em gái thật sự của thằng Hai này, tui mong hai em cũng nên gác lại tị hiềm nhau để vui sống cho xóm làng vui vẻ.
Tư Hơi nghe ông anh kết nghĩa mình "Phán" câu xanh dờn trên thì ngạc nhiên vô cùng, nhưng chợt hiểu ra anh mình muốn gầy dựng tình nghĩa xóm làng thương yêu
nhau để cùng sống thuận hòa nên Tư Hơi vui lắm, trong lúc hứng chí Tư Hơi nắm tay lôi bà vợ cùng đứng lên với mình , Tư Hơi trịnh trọng tuyên bố:
-Tui (dới) con (dợ) tui hoàn toàn đồng ý (dới) quyết định sáng suốt này của anh Hai, vậy là Hai chị Năm bà Tám đây từ này sẽ là người một nhà (dới) tụi tui
(dà) anh Hai, hai chị có khó khăn gì trong cuộc sống em (dới) con (dợ ) sẽ tận tình giúp đỡ, phải không bà xã.
Sau câu này Tư Hơi quay qua ôm vợ hun cái chóc, vợ Tư Hơi mắc cỡ nhưng vui trong bụng vì Tư Hơi nịnh đầm hết ga.
Lần lượt cô Tư Thơm và cô Năm Hường bày tỏ ý kiến của mình, họ đồng ý hy sinh hạnh phúc riêng mình để vun đắp tình chị em lối xóm ngày càng thắm
thiết.
Bà Sáu Nho cũng có mặt trong buổi họp mặt này, thấy diễn tiến "Trật cù chìa" bà bèn khều nhẹ cô Năm Hường rồi nói:
- Ủa sao kỳ quá (dậy) Năm, rốt cuộc bây với con Tám trớt quớt hay sao, thiệt tình tao chẳng biết cha nội Hai nghĩ gì luôn .
***
Thấy mọi chuyện thuận lợi như ý của mình, ai cũng thấy phần nhỏ nhoi tình cảm của mình hy sinh trong đêm đó không phải là vô ích, Hai Nửa bưng ly rượu
nếp than lên rồi nói:
- Hôm nay vui quá mời mọi người nâng ly, chúc cho tình anh em của tụi mình bền chặt mãi với thời gian.
Mọi người vừa nâng ly định cạn chén thì bổng nghe tiếng la thất thanh phía sau bếp:
- Trời ơi ! con Mèo nhà bà Tám Thơm quơ con gà luộc dông mất tiêu rồi bà con ơi. !
Cả bàn tiệc nhốn nháo một lúc rồi không khí trở lại như lúc ban đầu, Tám Thơm hơi quê con Mèo của mình làm càn mên nói lời xin lỗi:
- Xin lỗi chú thím Tư nó nha, con mèo nha tui bậy quá, thôi để mơi tui thền con gà khác cho há.
Ông Hai Nửa tỏ vẻ anh Hùng mã thượng ra tay cứu mỹ nhân liền :
- Ôi không có gà thì ăn cá cũng ngon vậy.
Quay sang cô Năm Hường ông nói :
-Năm em chạy u về nhà bưng dĩa cá lóc nướng trui qua đây "Thền" liền cho vợ chồng thằng Tư thay cho em Tám đi.
Nghe vậy cả bàn tiệc ai nấy cùng cười vang, những tràng cười đầy hạnh phúc mà lâu rồi họ mới có được ./.
Viết Xong 1.3.2019. 13h00
Nhà Văn Hai Hùng SG
Kommentar schreiben