Nhà Thơ Nguyên Lạc
VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (8)
Tiếp nối theo loạt bài viết “Vài Ý Về Chữ Dùng Trong Thơ” [*] đã đăng trên FB và các trang web, hôm nay tôi sẽ tiếp tục phân tích việc dùng chữ trong thơ qua việc trả lời cho nhóm tự gọi là: CÁNH ĐẠI BÀNG của THI CA ĐƯƠNG ĐẠI VN.
Dưới cuối bài là copy Email của nhóm này [**], nó đã được họ phát tán rộng khắp để tấn công cá nhân tôi, vì tôi dám "góp ý" về bài bình thơ "có cánh", dù dưới bài bình thơ này đã có ghi: "Rất mong nhận được những ý kiến trao đổi của các bạn!"
.
BÀN VỀ HAI CHỮ MIÊN TRƯỜNG
Để hiểu rõ cụm chữ "miên trường", hãy thử xét câu thơ sau đâyy:
"Miên trường trở giấc hồn cô quạnh" - XYZ
a. Như đã biết: Chữ Hán Việt là chữ Hán viết theo chữ Việt. Thí dụ câu: 君 在 湘 江 頭 (thuần Hán) - Quân tại Tương giang đầu (Hán Việt) - Chàng ở đầu sông Tương (thuần Việt)
Trong các bài trước tôi đã phân tích: Tiếng Hán Việt cũng giống tiếng Anh: Tính từ đứng trước danh từ, khác với tiếng Việt
Thí dụ: Bạch mã (H) White horse (A) Ngựa trắng (V)
b. Theo nghĩa: Trường là dài, Miên là miên viễn = rất dài. Vậy tập hợp "Miên trường" nghĩa là dài dài, dài rất dài, dài dằng dặc.
- Câu thơ trên muốn nói gì?
- Nếu muốn nói đang ngủ rồi trở giấc, ta phải nói "Trường miên", vì Trường là dài, Miên là ngủ; Trường miên là giấc ngủ/ giấc mộng dài. Do đó câu thơ trên phải được viết: "Trường miên trở giấc hồn cô quạnh".
c. Ta biết rõ tác giả câu thơ trên đã "mượn" 2 chữ Miên trường trong bài thơ "Chào Nguyên Xuân" của cụ Bùi Giáng.
- Trong bài thơ Chào Nguyên Xuân, theo tôi hiểu cụ Bùi Giáng ̣đùa với 2 chữ Miên trường trong câu thơ "Mùa xuân phía trước miên trường phía sau". Miên trường như giải thích trên là dài dài. Ghép vào câu thơ nó có nghĩa tếu: "Mùa xuân phía trước dài dài phía sau": Phía trước mùa xuân vui thì phía sau cũng dài dài ... mùa xuân vui. Phải cụ đùa không?
- Vâng, cụ đùa nhưng cười ra nước mắt. Đó là cái tuyệt vời của Bùi Giáng: Câu thơ vui, nhưng thường ẩn trong đó là sự não lòng. Phía sau "dài dài" cũng có thể mùa thu hay mùa đông , mùa sầu mùa nhớ...
Đây là câu thơ có sự đối tỷ, sự so sánh trước và sau: Trước là mùa xuân thì sau phải mùa xuân hay mùa nào đó. Trước là cảm xúc- mùa xuân vui - thì sau phải cũng là cảm xúc - mùa vui hay buồn nào đó - chứ không thể là giấc ngủ/ giấc mộng - nếu hiểu miên trường là giấc ngủ/ giấc mộng dài (?).
Người "hậu bối" làm thơ sao không suy nghĩ cho thông nghĩa, lại vội vàng hít hà rồi "cố tình nhét đại" vào các câu thơ "nghiêm chỉnh" của mình, vô tình "hại" cụ Bùi, phải không?
.
BÀN VỀ TÀ HUY VÀ ĐOÀI
Sau đây là lời trong Email của nhà bình luận Nguyễn Xuân Dương mà "nhà thơ" Đỗ Anh Tuyến đã phát tán rộng khắp trong nhóm "Elites" của các ông để chê tôi "không biết gì".
.
"Theo ông Nguyễn Khôi thì trong bốn bài gọi là thơ đăng trong THƠ BẠN THƠ 9 thì có ba bài ông sử dụng cụm từ BÓNG TÀ HUY, TÀ HUY, TÀ HUY BAY cụm từ này độc nhất chỉ có thi sỹ Bùi Giáng sử dụng trước đây. Tôi tin một cách chắc chắn rằng ông Nguyễn Lạc không biết nghĩa của cụm từ BÓNG TÀ HUY BAY, ông thấy lạ thì ông ăn cắp thôi ạ. Còn vào trang ông ấy đọc những cái gọi là thơ của ông ấy thì càng chứng minh ông rất ngô nghê và thơ thuộc loại thiểu năng trí tuệ khi ông đưa ra từ PHƯƠNG ĐOÀI rồi ông chú thích "Phương đoài là phương tây, nhìn từ nước Mỹ". Nghe cứ cười đến vỡ bụng mất thôi". - Lời của Nguyễn Xuân Dương
.
Tôi sẽ vận dụng cái đầu "thuộc loại thiểu năng trí tuệ" để xét cụm chữ Tà huy và chữ Đoài mà ông Nguyễn Xuân Dương đã chê tôi "không biết nghĩa" xem sao.
I. Tà huy
Tà huy: The setting sun, sun set, sun đown - Tiếng Anh
Xin ghi lại lời "vàng ngọc" của ông Nguyễn Xuân Dương :
"Tôi tin một cách chắc chắn rằng ông Nguyễn Lạc không biết nghĩa của cụm từ BÓNG TÀ HUY BAY, ông thấy lạ thì ông ăn cắp thôi ạ" - Lời NXD
Tôi sẽ phân tích cụm chữ "Tà Huy" để trả lời đến các "nhà thông thái" Nguyễn Xuân Dương và Đỗ Anh Tuyến:
1. Kết hợp Tà huy có thể hiểu trên cơ sở lắp ghép nghĩa của các thành tố tạo nên nó:
Tà huy do ghép 2 chữ: Tà và Huy
-Tà 斜 : lệch, vẹo, nghiêng, xiên, chéo, dốc
- Huy 暉 :Ánh sáng (mặt trời), nắng, ánh nắng
Nghĩa của cả kết hợp Tà huy giống như Tà dương
- Ánh mặt trời chiều ngả về tây -Từ điển trích dẫn
- Ánh nắng nghiêng của buổi chiều.- Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
2. Tà dương
Dương 昜 :
- mặt trời
- dương: Trong âm dương - Lưỡng nghi (NL)
Tà dương là mặt trời xế về tây - Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
3. Về "Bóng tà huy bay"
- Tà huy, ánh sáng mặt trời chiều rọi vào cây cối, nhà cửa, núi đồi vân vân... tạo ra những bóng nghiêng. Do mặt trời chiều từ từ lặn, các bóng từ từ nghiêng thêm, nếu có thế nói là chạy dần trên mặt đất; làm sao gọi là bay được mà viết là "bóng tà huy bay"? Viết "Bóng tà huy nghiêng" thì có thể chấp thuận được.
Hai ông nói:"chắc chắn rằng ông Nguyễn Lạc không biết nghĩa" vậy nhờ giải thích giùm làm sao "bóng tà huy" BAY? Tôi đang "đứng dựa cột" chờ nghe "lời vàng ngọc" đây.
- Xin được thưa thêm, nếu câu thơ được viết như thế này thì "đắc địa": "Áo tà huy bay":
Áo em màu nắng chiều đang bay không đẹp sao?
.
4. Tà huy, tà dương cũng gợi ý đến tuổi cuối đời, tuổi xế chiều ...
.
II. Đoài
Xin ghi lại "lời vàng ngọc" của ông Dương:
"Còn vào trang ông ấy đọc những cái gọi là thơ của ông ấy thì càng chứng minh ông rất ngô nghê và thơ thuộc loại thiểu năng trí tuệ khi ông đưa ra từ PHƯƠNG ĐOÀI rồi ông chú thích "Phương đoài là phương tây, nhìn từ nước Mỹ". Nghe cứ cười đến vỡ bụng mất thôi". Nguyễn Xuân Dương
.
Tôi đã hỏi hai ông tại sao "cười đến vỡ bụng"? Sai chổ nào xin giải thích? Tôi xin "rửa tai chờ "lời vàng tiếng ngọc" của các ông, nhưng không thấy các ông trả lời. Thôi thằng tôi " thiểu năng trí tuệ" này phải tự giải thích xem sao:
- Tại sao phương Tây gọi là phương ĐOÀI? Vì trong Hậu Thiên Bát Quái của Dịch: Quẻ Đoài nằm ở hướng Tây, ngược với nó là quẻ Chấn nằm ớ hướng Đông. Chính vì điều này người ta mới gọi phương/ hướng Tây là phương/ hướng Đoài.
- Khi tôi chú thích 2 chữ PHƯƠNG ĐOÀI trong bài thơ, trên tay tôi có quả cầu vẽ hình thế giới: Mỹ tôi đang sống cách VN qua biển Thái Bình Dương- Pacific Ocean, VN gọi là Biển Đông; VN ở phuơng tây, phương mặt trời lặn nếu nhìn từ Mỹ.
- Do những điều nhận xét trên, tôi mới chú thích:
"Phương đoài (Phương tây): Danh từ địa lý và ước lệ: nói lên sự thương nhớ, hoài niệm nhớ về. VN ở phuơng tây nhìn từ Mỹ" (Bài thơ Góc quê hương sau nhà)
Sao? lời giải thích của kẻ "thô thiển trí tuệ" này ra sao? Xin lãnh giáo.
-- Xin ghi thêm:
-Trong các câu thơ của tôi, Đoài ngoài nghì̃a địa lý là phương hướng tây; nó còn hàm ý là phương thương nhớ, vùng ký ức... và còn là cõi về của người : "về cõi Tây phương" = chết.
- Đoài cũng có nghĩa đoài đoạn - "thương nhớ đoài đoạn":
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
(Đôi mắt người Sơn Tây - Quang Dũng)
Nên nhớ người xưa có câu "... dựa cột mà nghe", chắc tôi không cần viết trọn câu?
LỜI KẾT
- Thơ phải tự nhiên như hơi thở. Đừng cố tìm những từ thật kêu, những cấu trúc thật lạ nhưng không chút cảm xúc, trống rỗng, vô hồn. Thơ bật ra từ cảm xúc, từ tâm thức chứ không phải từ cái đầu, từ lý trí.
- Đừng nên "mượn" người trước, người khác những chữ mà mình không hiểu rõ nghĩa , không biết cách sử dụng; cố tình gán ghép càn vào: thơ mình để "tạo dáng", mà không biết rằng câu thơ có khi trở thành sáo rỗng, vô nghĩa.
Nguyên Lạc
..................
[*] Vài Ý Về Chữ Dùng Trong Thơ- Nguyên Lạc
http://phudoanlagi.blogspot.com/2019/11/vai-y-ve-chu-dung-trong-tho-1-nguyen-lac.html
[**]. Đây là lời trong Email của nhóm "Đại Bàng":
[ ... Chú Bùi Mạnh Hiệp còm dưới bài "Nguyên Lạc và những chày cối":
"Mình nghĩ thế này Xuyến ạ: Thắng thua làm gì... Nếu là đại bàng thì dù giông bão đại bàng vẫn cất cánh bay- nhưng nếu là con sâu con kiến... có châm nọc đốt người.... mãi mãi vẫn chỉ là loài sâu loài kiến. Để thời gian quý báu mà chăm con, sáng tác thơ văn chia sẻ với bạn bè, chấp gì loại sâu kiến làm mình cũng nhỏ đi."
Anh thấy chí lí đấy Tuyến ạ.
Việt Kháng
From:thanh tuan<datinh_1974@yahoo.com>
Date: Wed, Nov 20, 2019 at 9:24 AM... ]
Kommentar schreiben