*VCL 12- Người Khách Lạ (Truyện Ngắn Của Albert Camus (1) Võ Công Liêm Chuyển Ngữ) Nhà Văn Võ Công Liêm (Canada)

 

Nhà Văn Võ Công Liêm

 

 

Người Khách Lạ

 

ALBERT CAMUS (1).

VÕ CÔNG LIÊM - Chuyển ngữ

* * *

Thầy giáo làng đưa mắt nhìn hai người đàn ông, đang mò mẫm tiến về phía ông.

Một người thì ngồi trên lưng ngựa, còn người kia thì đi sau đuôi ngựa. Người và

ngựa chậm rãi đi, gương mặt của hai người mang nặng nét suy tư; trên con đường

mòn thẳng tấp dẫn tới trường làng. Ngôi trường nằm bên cạnh sườn đồi. Họ cố gắng

vượt qua một trận mưa tuyết mà đường sá thì lồi lõm, trải đầy đá giữa một vùng trời

bao la thật khó đi hơn bao giờ. Đó là điều khó mà nhận ra được bước đi khập khểnh,

mũi chảy thò lò của con ngựa già, không chừng té trượt cả đám. Thế nhưng họ cũng

nhận ra được đâu là quê nhà của mình. Cả hai tiếp tục đi, mãi cho tới khi không còn

thấy họ giữa đám mây mù. Ông giáo đoán chừng; cả hai có tới nơi chăng, cũng mất

cả nửa tiếng đồng hồ. Ồ! hơi sức đâu mà biết điều đó; thầy cảm thấy ớn lạnh,quay

vào trong kiếm chiếc áo ấm khoát lên người.

Thầy giáo Daru cảm thấy trống vắng và tẻ nhạt của lớp học ngày hôm nay. Trên

bảng đen vẽ lên nhiều màu sắc khác nhau của bốn con sông lớn nước Pháp, chảy

quằn quèo ra biển. Giữa tháng 10 tuyết bất chợt rơi sớm hơn mọi khi, sau mấy tháng

trời khô ráo trông có được một cơn mưa để làm dịu cảnh vật oai bức với hơn hai

mươi đứa học trò quây quần sống bên nhau trong cái làng nhỏ bé nầy và mong được

bình yên thoải mái trên vùng đất cao nguyên mà ít ai lai vãng. Vì vậy họ luôn luôn

trông ngóng có một thời tiết thuận lợi. Thầy giáo Daru; thuê căn hộ một phòng, nằm

sát vách tường nhà trường về hướng đông. Cửa sổ nhà thầy cũng như cửa sổ lớp học

đều hướng về phía nam. Mặc khác; khu nhà trường được xây trên một vùng đất cao,

không xa với khu thị tứ, đi chừng mấy cây số về hướng nam. Những khi thời tiết tốt

người ta cũng thấy được đám người có màu da sạm nắng lố nhố dưới chân đồi và nơi

đây cũng là cửa ngõ dẫn tới sa mạc hoang vu.

Daru cảm thấy ấm khi đứng tựa ở cửa sổ, nơi mà lần đầu ông bất chợt nhận ra hai

người đàn ông đi qua đây để tìm gặp ông. Bầu trời trong sáng, tuyết ngưng rơi đêm

qua. Buổi sáng nắng rực rỡ, những cụm mây biến dần giữa lưng trời; ba ngày trước

đây trời u ám với những mảng tuyết dày đặc, gió rít từng cơn vỗ vào mạn cửa lớn

của lớp học, nghe cành cạch khó chịu.

Thầy Daru thường hay nán lại lớp sau giờ tan tầm, về sớm cũng chẳng làm gì ngoài

việc cho gà ăn, với chuyện củi lửa. Đó là công việc mà Daru chịu đựng sống hằng

ngày ở đây.

May mắn thay; xe chở hàng từ Tadjid một thị trấn không xa nơi bản làng nầy,

thường đem tới những thực phẩm cần thiết, trước khi cơn bão tuyết ụp đến, có thể

trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Hơn nữa Daru luôn lo xa, phòng chống lại mọi trở ngại

khác. Thầy giáo muốn có một căn phòng trống dùng chứa mấy bao lúa mì dự trử để

phân phối cho đám học trò nghèo mỗi khi có hạn hán xẩy ra. Hằng ngày Daru còn

phân phát thực phẩm cho lũ trẻ con nghèo mà không có người chăm sóc.- “ Có lẽ

cũng cần đến những bậc cha, anh đến đây mỗi tối để chia xẻ miếng ăn với đám trẻ

con thì hơn”. Daru nghĩ như thế.

Giờ này; nạn đói sẽ không còn tiếp diễn, nhờ có tàu Pháp tiếp tế lúa mì và thực

phẩm đến đây. Thật khó quên những ngày tháng gian khổ, mà chiến tranh thì như

bóng ma, chập chờn khi xuất khi hiện, gây hư hại không biết bao điều. Mặt đất như

thau lại và cằn cỗi, sách vở cũng bị đốt cháy nằm chung với đống gạch vụn trải lên

mặt đất. Hằng trăm gia súc chết mà chả mấy ai màng tới. Đứng trước nỗi khổ đó,

thầy giáo Daru biến mình như kẻ tu hành ở một nơi xa xôi hẻo lánh và cho đó là

niềm vui trong cuộc sống đầy gian khổ như hôm nay. Đôi khi Daru cảm thấy mình

như một lãnh chúa, đối diện với bức tường vôi trắng, đương đầu với thiếu thốn, bên

cạnh đó còn phải lo toan những thứ khác kể cả nước uống và thức ăn.

Đột nhiên trời đổ tuyết, không dự báo, mong có mưa mà mưa không tới. Vùng đất

nầy là thế đó! nhiều khi thấy thật là tàn nhẫn, ngay cả những người ở đây cũng thờ ơ,

lãnh đạm. Nhưng Daru đã sinh và lớn lên ở đây hay bất cứ nơi đâu. Daru cảm thấy

mình như kẻ bị lưu đày.

Thầy giáo Daru rời khỏi phòng, đi về hướng sân trường. Hai người đàn ông một

cưỡi ngựa, một đi bộ, họ đi chậm, mới nửa dốc xuôi của con đường. Giáo Daru

nhận ra người ngồi trên ngựa chính là Balducci, một cảnh sát dã chiến già mà Daru

biết ông ta đã từ lâu. Balducci tay cầm dây thừng dẫn độ tên Á-rập, tay người bị trói,

đầu gục xuống đất, đi chậm rãi bên viên cảnh sát già. Đến nơi Balducci tỏ cử chỉ

thân thiện với giáo Daru, gật đầu chào. Daru chẳng buồn hỏi một điều, đưa mắt nhìn

tên Á-rập, hắn vận lớp áo khoát bạc mầu, chân đi dép cao su với đôi tất len nhàu nát,

màu gạo lức, đầu vấn khăn vải thô cụt cỡn. Cả hai tiến lại gần Daru trong tư thế bình

thản. Balducci thở dài; nói vào tai nhà giáo: ”Từ El Ameur, cứ mỗi giờ đi được ba

cây số” Daru nghe chả buồn trả lời. Tên tù Á-rập đứng lặng câm. Bản tính người Á-

rập ít khi gật đầu chào. Thầy giáo Daru mời cả hai vào nhà. Balducci lấy đồ vật trên

lưng ngựa xuống một cách cẩn thận nhưng tay không rời sợi dây thừng buộc người

Á-rập. Dưới bộ râu cá chép của viên cảnh sát dã chiến, ông ta mỉm môi cười đến

Daru. Đôi mắt lưỡi trai của ông ta nằm dưới cái trán vồ sạm nắng, miệng ông ta xếp

lên những vết nhăn khô cằn đủ thấy rằng ông ta là một con người cần cù, chịu đựng.

Nhà giáo Daru cầm dây cương dẫn ngựa ra sau nhà kho, đoạn quay trở lại với hai

người khách không mời. Trong lúc ấy học trò đã lên tiếng xôn xao. Daru vội vàng

đến lớp học; ”Tôi lên lớp cái đã”. Rồi mọi sự sẽ được ổn định” Daru nói. Đến khi

quay trở lại phòng thì thấy cảnh sát dã chiến Balducci ngồi trên ghế bành, tên tù Á-

rập được tháo dây thừng và ngồi chồm hỗm bên cạnh bếp lò,chiếc áo khoát được

phẩy ra sau lưng, y ném mắt qua cửa sổ. Daru nhận ra trước mắt mình về người Á-

rập; hắn có đôi môi dày, bóng loáng, chiếc mũi bành chành, to như mọi đen, với đôi

mắt sậm tối trông có vẻ bệnh hoạn, chiếc khăn vấn đầu làm cho cái đầu y cứng đơ

dưới lớp da cháy nắng. Ngoại hình của tên Á-rập đã cho ta thấy được nỗi lo và tức

bực. Điều đó đã tỏ cho Daru thấy được tên tù Á-rập khi hắn nhìn thẳng vào mắt

Daru.” -Tôi pha cho anh tách trà nóng nhé” Thầy giáo Daru kéo cái ghế đến ngồi

gần họ. Balducci đã ngồi êm trên bàn, tên Á-rập thì ngồi xổm ở nền nhà cạnh lò nấu.

Giáo Daru đưa tách trà cho người tù, hắn ngập ngừng run rẩy ”- Có lẽ chúng ta nên

tháo dây trói cho anh ta”. “- Được qúa! Nhưng chỉ cho chuyến đi nầy thôi nhé”

Balducci nói. Daru đặt tách trà xuống nền nhà, đoạn qùi bên cạnh người tù Á-rập,

chẳng hỏi gì chỉ nhìn anh ta, đôi mắt hắn mệt mỏi với gương mặt buồn. Hai tay được

mở trói, đầu mỗi khủy tay trầy da và sưng bầm, chậm rãi cầm lấy tách trà, nhấp nhấp

trong tách trà nóng.”- Được đấy! uống đi và đây là lần đầu được uống phải không?”

Daru nói. Balducci khoét bộ râu qua một bên để hớp miếng trà nóng.”- Ông ngủ lại

đêm ở đây cái đã” Daru hỏi.

- Không được; tôi phải trở lại El Ameur. ”Còn anh thì phải về Tinguit,tổng hành

dinh cảnh sát mong gặp anh đấy” Lão Cảnh sát nói.

Balducci nhìn Daru mỉm cười thân mật. ”- Có điều gì vô lý đấy” Thầy giáo nói.

”- Anh đùa hay sao thế?” Balducci nói.”

“ - Không phải thế con ơi! Đây là mệnh lệnh phải làm”

“- Lệnh! tôi không cần biết. Đây không phải là việc của tôi” Daru do dự và không

muốn sỉ nhục người cảnh sát già gốc Corsican.

”- Ê! nghĩa là sao?” - Thời chiến ai cũng phải làm. làm đủ mọi ngành nghề.Viên

cảnh sát nói.

”- Tôi đợi khi nào thật sự tuyên chiến rồi hãy hay” Daru nói.

Balducci ngúc ngắc đầu đồng ý: ”- Nhưng đây là lệnh chung, kể cả con nữa, thầy

giáo ạ. Hình như mọi điều là đang thay đổi. Chúng ta phải biết vận dụng vào hoàn

cảnh ”, Daru đơ mặt chống đối một cách ương ngạnh.

“- Nè! nghe đây con; tôi đã tìm đến anh và anh phải hiểu điều đó. Vì ở đây có cả tiểu

đội cảnh sát biên phòng, tôi trao tay tên tù nầy là tôi về ngay, không chậm trể được.

Vì vậy anh phải dẫn độ hắn đến Tinguit vào ngày mai. Hai mươi cây số đường

không phải làm cho con sợ hãi với một con người như con. Nhưng rồi sẽ vượt qua

một cách êm đẹp và rồi con sẽ trở lại với đám học trò cũ. Nơi đó con chung sống với

họ và có thể có một cuộc sống thuận lợi và an bình” Balducci nói.

Sau bức vách của căn phòng trọ; Daru ngửi thấy mùi da ngựa và nghe tiếng vó ngựa

vỗ lên nền đất. Từ cửa sổ Daru nhìn thấy được cảnh quang bên ngoài. Thời tiết thay

đổi hẳn. Mặt trời chiếu sáng vào những mảng tuyết trên những mỏm núi cao, tuyết

tan dần, ánh sáng tỏa rộng, không gian sáng hơn mọi khi.Thiết nghĩ không còn gì để

nói thêm về tên tù Á-rập giữa lúc nầy. ”Vậy thì!” Giáo Daru nói một mình. Daru

quay đầu về phía Balducci hỏi: ” Hắn ta làm sao ra nông nổi thế” chưa kịp mở

miệng, Daru hỏi tiếp: ”Người Á-rập có biết tiếng Pháp không?” “- Không biết một

chữ. Chúng tôi theo dõi cả tháng, người ta vẫn che dấu cho hắn. Nhưng hắn đã giết

người bà con trong họ của hắn.” Cảnh sát già nói.

- Hắn có chống lại chúng ta không?

- Tôi không nghĩ như vậy. Nhưng làm sao biết được.

- Tại sao hắn lại giết người?

- Đây là việc gia đình. Tôi nghĩ thế. Người ta nợ nhau nhưng không rõ lắm.

- Dẫu sao hắn cũng đã giết người.

- Giết bằng cách gì?

- Bằng cái mỏ nách. Thứ dùng để giết cừu.

Balducci lấy cây dao đưa ngang cổ, cứa dọa cho thầy giáo làng thấy, đồng thời gây

sự chú ý cho tên tù Á-rập, hắn hiện ra sự sợ hãi trên mặt. Daru cảm thấy bực tức về

lối đối xử giữa người với người một cách ghê tởm. Sự giận dữ đó chính là sự đòi hỏi

khát máu mà không bao giờ ngưng nghỉ.

Ấm nước réo sôi trên bếp lửa. Daru chế thêm trà cho Balducci và rót thêm tách khác

cho người tù Á-rập. Không biết họ có còn uống nữa không? Chiếc áo vấn của tù

nhân sả xuống nửa người để lộ cánh tay trần, thầy giáo làng liếc mắt nhìn thấy lồng

ngực gầy, dơ xương của người Á-rập.

- Không uống nữa đâu. Cám ơn con. Cảnh sát già nói.

Balducci đứng dậy và đến gần người Á-rập, kéo sợi dây thừng ở túi quần ra.

- Ông làm gì thế? Daru tỏ vẻ khó chịu.

Balducci tĩnh bơ chỉ vào sợi dây thừng cho thầy giáo biết.

- Đừng có quấy tôi. Daru nói.

Viên cảnh sát già tỏ ra lo ngại.

- Nếu anh muốn có sợi dây thừng nầy. Dĩ nhiên là anh có võ trang rồi chứ?

- Tôi có cây súng săn đây.

- Đâu?

- Trong cái rương.

- Anh phải kê nó ngay đầu giường.

-Tại sao?Tôi không sợ.

- Đừng nghĩ quẩn con ơi. Nếu không may sự cố xẩy ra thì không ai cứu mình

đâu, chúng ta cùng thuyền cùng hội cả mà.

- Tôi tự phòng ngự lấy và đủ thời gian để chống trả.

Balducci há hốc cười, hàng râu rậm che khuất cái miệng với mấy cái răng thô vàng

trắng đục.

- Anh đủ thời gian để chống cự. Okay! Tôi chỉ nhắc nhở cho anh nhớ thôi.

- Anh luôn luôn có cái ý nghĩ điên rồ như thế. Đó chính là điều làm tôi thương mến .

Trong lúc ấy ông xoáy cây súng lên trên bàn, hướng đến Daru.

- Giữ lấy tôi không cần thứ ấy trên đường trở về El Ameur.

Cây súng nằm yên trong thế tĩnh vật, lóng lánh sắc màu đen trên bàn.

Trong khi ấy người cảnh sát già quay đầu về phía người tù. Thầy giáo Daru ngửi

thấy mùi hơi ngựa đâu đây.

- Nghe đây ông Balducci! Tất cả như ghê tởm đối với tôi. Nếu phải đối đầu mỗi khi

cần. Nhưng không thể có điều đó. Daru nói một cách khẩn trương.

Người lính già đối mặt với ông giáo làng và nhìn một cách nghiêm trọng.

- Anh là một thằng ngốc. Balducci dằn từng tiếng một.

- Tôi không cần chi cả.Tôi chả mấy thích gì điều đó.

Đặt sợi dây thừng vào tay người cảnh sát già; cho dù sau mấy mươi năm anh chưa

bao giờ dùng sợi dây thừng đó. Daru không cho là điều xấu hổ khi từ chối việc nầy.

Nhưng anh không thể thực hiện được.

- Tôi không muốn đưa người tù Á-rập đến đó. Daru lập đi lập lại nhiều lần.

- Đó là cái lệnh mà con phải làm. Balducci nói.

- Được! tôi đã căn dặn , nếu anh không chịu nghe tôi.

Balducci muốn nhìn thấy sự phản ứng của Daru; rồi nhìn tên tù Á-rập và Daru. Cuối

cùng người cảnh sát già nghĩ ra trong đầu:

- Không! Tôi không nói cho một ai hay cả. Nếu anh muốn làm trái ý chúng tôi. Làm

đi! Tôi chẳng buộc tội anh đâu.Tôi chỉ có nhiệm vụ trao tay người tù và đến đây là

xong. Bây giờ anh lại đây ký vào biên bản cho tôi.

- Không có ý nghĩa gì cả! tôi không từ chối trách nhiệm ông giao cho tôi. Daru nói.

- Đừng hô hoán cho tôi.Tôi biết anh bày tỏ sự thật.Tôi biết anh là người tốt ở nơi

đây. Nhưng anh phải làm vì đó là qui luật.

Thầy giáo Daru mở ngăn kéo lấy ra lọ mực tím với cây bút, khắc ghi hai chữ

”Thượng Sĩ Thường Vụ” đó là cây bút trước đây Daru thường dùng để ký trong

quân ngũ và nay dùng để ký giấy biên nhận cho Balducci.Viên cảnh sát già xếp giấy

cẩn thận, bỏ vào túi xách, đoạn tiến đến cửa lớn.

- Tôi sẽ tống ông đi ngay. Daru nói.

- Khỏi cần đuổi; tôi đi! Balducci nói.

- Điều ấy không tao nhã chút nào cả. Anh đã lăng nhục tôi.

Balducci nhìn người tù Á-rập mỉm cười với đôi mắt thương hại; rồi quay đầu về

hướng cửa lớn.

- Giả biệt nghe con, Daru. Viên lính già nói. Đoạn đóng cửa mạnh, nghe thành tiếng.

Balducci ra khỏi nhà và bóng chìm trong đám bụi mờ, chỉ để lại dấu chân trên thềm

tuyết trắng. Phía sau lưng vách nhà, tiếng chân ngựa đã khua động nghe thê thảm,

bầy gà đập cánh, kêu oan oan như tiếng báo động.

Lát sau; thấy Balducci trở lại, đi ngang qua cửa sổ, tay cầm giây cương, dẫn ngựa đi

về hướng đường mòn, không quay nhìn lại, người và ngựa mờ khuất; chỉ còn nghe

được tiếng sỏi đá va chạm vào nhau. Thầy giáo Daru đến bên cạnh người tù, hắn

ngồi bất động, Daru đưa mắt nhìn người tù như canh chừng.” Đợi!” giáo Daru nói

cộc lốc một tiếng rồi ngoảy đít đi vào phòng. Daru đổi ý, quay lại bàn giấy, đi đi lại

lại, tay đút túi quần rồi lại đi thẳng vào phòng.

Thầy Daru ngồi xịch xuống ghế bành lâu hơn khi nào, nhìn bầu trời xanh, trong đáy

mắt thầy chỉ còn nghe thấy tiếng lặng câm ở tận đáy lòng. Sự lặng câm đó hình như

là điều khó chịu cho ông giáo; như những ngày đầu mới đến đây, sau cuộc chiến

Daru mong sao kiếm được một chỗ trú thân trong khu phố nhỏ dưới chân đồi này và

xa cách miền sa mạc hoang vu. Những vách đá nằm về hướng bắc có màu xanh lục

thẩm, hướng nam thì pha thêm màu hồng tím như báo cho biết một mùa hè bất tận sẽ

đến. Với vùng cao nguyên nầy thì phương bắc khác hẳn, hoang vu và trầm lắng, ấy

là điều làm cho Daru cảm thấy ngột ngạt mà Daru phải đành sống chung đụng với

đám dân cư ở đây; một vùng đất thâm hiểm và đầy cát đá như thế nầy. Đôi khi

những luống đất cày lên tưởng là trồng tỉa được nhưng không; những luống đất ấy

người ta đào lên để kiếm đá qúi cho việc xây dựng. Dân lao động ở đây chỉ có việc

đi nhặt đá, ngoài ra làm gì có lúa mà gặt với hái. Nếu không thì người ta cũng cào

xới những ụ đất ra mà làm vườn. Trong khi đó sạn đá đã chiếm hết ba phần tư đất

đai. Tuy nhiên; mùa xuân đến, phố thị đầy ấp hoa trái, thế rồi cảnh vật loãng dần,

người rồi cũng đi qua, tình yêu cũng đổi thay, tất cả đi lần vào cõi chết. Trong sa

mạc cũng như ngoài sa mạc, chẳng có một ai hơn ngoài thầy giáo; đó là vấn đề mà

Daru cần phải hiểu biết để sống thực với đời mình.

Thầy giáo Daru hôm nay dậy sớm, thầy chẳng nghe tiếng học trò đến lớp. Lòng ông

tràn ngập nỗi vui không ngờ.Thầy chợt nghĩ đến người tù Á-rập. Nếu anh ta có dự

mưu trốn thoát, thì biết đâu, đây là lý do chính đáng cho thầy, chớ không phải là

quyết định của sắp xếp. Nhưng không; người tù vẫn ngồi đó. Hắn duỗi đôi chân dài

dưới nền nhà, dựa lưng vào bàn viết cạnh lò nấu. Mắt người Á-rập mở lớn nhìn lên

trần nhà, cái môi điả cái của hắn như trề ra, thấy khiếp! ”Lại đây” Daru nói. Người

tù Á-rập đứng dậy và theo sau thầy giáo vào phòng. Daru chỉ cho hắn ngồi vào ghế,

cạnh cái bàn kê gần cửa sổ. Người tù ngồi lặng câm và nhìn theo Daru.

- Đói không?

- Vâng; tôi đói.

Thầy giáo Daru sắp lên bàn hai đĩa ăn. Dầu ăn, bột trộn vào nhau đặt lên lò ga, lửa

xanh phực ra. Daru vào kho lấy thêm bơ, trứng, vài trái chà-là và lon sửa đặc. Bánh

chiên xong để ra ngoài cho dịu, pha sửa nóng, rồi làm hai qủa trứng gà óp-la.

Daru đi tới lớp, bỏ những thứ trong túi vào ngăn kéo. Chiều về thì trời đã nhá nhem

tối, lên đèn để chuẩn bị bửa ăn tối. Cả hai cùng ngồi vào bàn ăn. ” Ăn đi” Daru đưa

miếng ăn lên miệng rồi dừng lại:

- Ăn đi! Daru nói.

- Anh cùng ăn với tôi.

- Ông là người quản giáo tôi?

- Không; tôi giữ anh ở đây cho tới ngày mai.

- Thì tại sao ông cùng ăn với tôi?

- Tôi đói. Daru nói.

Không gian trở nên im lặng.Thầy giáo Daru bước ra ngoài, đi về phiá nhà kho, lát

sau trở vào với cái giường xếp cá nhân, kéo ra và đặt cạnh bàn viết và lò nấu, bỏ

xuống giường gối và chăn. Daru nhìn thăm dò xem người tù có tỏ bực bội không.

Không thấy dấu hiệu gì hiện ra cả. Bóng đêm ụp tới; chỉ thấy hai con mắt lồi ra, cái

miệng to như thú vật của người tù Á-rập.

- Tại sao anh giết người ta?

Daru hỏi với cái giọng tha thiết để xem thái độ hắn như thế nào. Người tù Á-rập nhìn

đăm đăm vào mặt thầy giáo,rồi kể:

- Nó bỏ chạy. Tôi rượt theo nó.

Người tù trợn tròng con mắt vào Daru và cả hai không mấy vui khi nhắc đến câu

chuyện đó.

- Họ sẽ làm gì tôi bây giờ ?

- Anh sợ lắm phải không ?

Đôi mắt người tù trân tráo và thay đổi hẳn.

- Anh có ân hận về việc làm đó không ?

Người tù Á-rập nhìn thẳng vào mặt Daru, há hốc miệng ngơ ngáo. Rõ ràng là hắn ta

chả hiểu gì Daru muốn nói. Hắn tỏ ra vụng về, lúng túng rút mình lên giường ngủ.

- Đây là giường ngủ của anh đó! Daru nói không mấy vui.

Người tù Á-rập chẳng thay đổi cử chỉ, như muốn nói điều gì với Daru.

- Nói đi!

Thầy giáo làng nhìn tên Á-rập.

- Ông cảnh sát đến đây ngày mai?

- Tôi không biết.

- Ông cùng đi với chúng tôi chăng?

- Tôi không biết.

- Tại sao?

Người tù tung chăn, nhỏm dậy, chân anh ta duỗi thẳng về hướng cửa sổ, ánh sáng

ngọn đèn điện chiếu thẳng vào mắt anh ta, nhưng mắt hắn nhắm lại. Daru đứng ở

đầu giường, lập đi lập lại nhiều lần; ”tại sao?” nghe tiếng than thở của Daru, người

tù Á-rập mở mắt dưới một ánh sáng mờ ảo, hắn nhìn vào mặt Daru không chớp mắt.

- Cùng đi với chúng ta sao ? Người tù nói.

Suốt đêm thầy giáo Daru không ngủ được. Daru đứng dậy, tồng ngồng không mảnh

áo che thân, ông giáo thường ngủ truồng như thế. Daru cảm thấy ngại ngùng. Vì cho

rằng giữa lúc này mà trần truồng thì không chừng gây tai hại và vô tình gợi sự cám

dỗ, cho nên Daru đã vội mặt áo ngủ vào người. Thầy giáo Daru nhún vai. Ông ta

nhận thấy có gì khác, nếu không may kẻ thù trở trái.

Từ chỗ nằm của Daru, ông ta có thể quan sát người tù dể dàng. Nằm thẳng lưng, bất

động cho dù mắt nhắm lại dưới một thứ ánh sáng dữ dội. Daru tắt đèn, bóng tối như

đông đặc. Bên ngoài phủ cả màn đen, sao trên trời âm thầm chuyển hướng. Thầy

giáo làng nhận rõ mình đang nằm dài trước mặt tên tù. Gã Á-rập nằm êm, nhưng

hình như mở mắt. Gió nhẹ lướt qua, có lẽ như muốn xua đuổi đám mây đen để

nhường chỗ cho mặt trời mọc.

Đêm về gió mỗi lúc mỗi mạnh hơn. Bầy gà đã rục rịch lên chuồng. Cảnh vật trở nên

êm vắng. Tên tù Á-rập quay lưng vào vách nhà. Người ta nghĩ rằng hắn đang rên với

nỗi đau trong lòng. Tù Á-rập thở mạnh hơn. Hắn lắng nghe tiếng thở của mình và

“mơ về” quê nhà ở một nơi xa xôi nào đó, làm cho hắn khó ngủ.

Trong căn phòng nơi đây; cũng như căn phòng nhà hắn chẳng có gì khác nhưng sự

hiện diện hôm nay như quấy động hắn. Chính sự quấy động ấy tợ như đưa hắn về

với tình thương, tình huynh đệ mà hắn đã chối bỏ một cách vô lý, như trạng huống

hôm nay, đó là trạng huống gia đình như đã xẩy ra. Người ta có thể chia xẻ cho

nhau, kể cả người lính cũng như người tù, nếu như mọi thứ vũ khí được chôn giấu đi

chỗ khác để cùng vui sống bên nhau vào những buổi chiều hay buổi tối, nhìn xa hơn

như một giấc mơ cũ. Daru rùng mình, ông ta không muốn nghĩ đến những điều vô lý

như thế ở cõi đời này. Ông ta cần ngủ hơn.

Tuy vậy; người tù Á-rập như muốn thao thức điều gì và cũng không muốn ai nhìn

thấy hay bắt gặp. Thầy giáo làng đâu có ngủ được mà không nhận ra được điều ấy.

Người tù trăn trở hai ba lần. Daru vững lòng cảnh giác. Tù Á-rập duỗi tay quờ quạng

tợ như mộng du, ngồi đứng không yên, bất động rồi quay đầu về phía Daru. Hình

như hắn đang để tâm lắng nghe điều gì. Thầy giáo Daru nằm yên. Hình như có sự gì

xẩy ra ? Cây súng lục đâu có đây, nó nằm trong hộc ngăn kéo. Tốt hơn nên đi lấy

khẩu súng thì hơn. Daru tiếp tục theo dõi người tù. Ông ta trở mình, đưa nhẹ đôi

chân xuống đất, đợi một lúc rồi từ từ đứng dậy. Daru không thể gián đoạn quan sát

người tù. Người tù Á-rập bung ra khỏi giường, trông dáng tự nhiên trong bước đi, tù

nhân tiến về cửa lớn, hắn mở chốt cửa nhẹ nhàng và bước ra ngoài, quay người đóng

nhẹ cửa tránh gây tiếng động lớn. Daru lúc ấy vẫn nằm yên. ”Hắn bỏ trốn” Daru

nghĩ như thế. ”Thoát khoẻ đấy” Bất động; Daru lắng tai nghe rất cẩn trọng. Không

nghe tiếng gà chao động, nghe rõ tiếng nước chảy yếu ớt đến bên tai mình. Daru

hiểu rằng nếu người tù vượt thoát thì không thể có sự êm ả như thế được. Daru quay

người và ngủ tiếp.Trong giấc ngủ mê man Daru nghe tiếng bước chân đi rón rén bên

ngoài của lớp học. ”Tôi đang mơ,tôi đang mơ” lẫm bẫm như thế cho tới khi rơi vào

giấc ngủ.

Thức dậy thì trời bên ngoài đã rực sáng, cái cửa èo ọp đưa gió lạnh vào nhà. Người

tù Á-rập còn đương ngủ, mình mẩy rút lại dưới chăn, miệng há hốc ngáy, ngủ say

như quên tất cả. Thầy Daru đến gần lay hắn dậy, người tù hoảng hốt nhìn Daru mà

không nhận ra đây là ông giáo làng mà mình ngủ đêm tại đây. Đôi mắt trở nên hoang

dại và sợ hãi. ” Đừng sợ! Tôi đây mà. Dậy ăn sáng” Người tù Á-rập ngắt cái đầu

mấy cái trước khi đứng dậy. Sự an tâm trở lại trên gương mặt người tù và tỏ ra như

mình quên lãng việc gì.

Cà phê đã chế xong. Họ cùng ngồi với nhau trên cái giường xếp, vừa uống,vừa ăn

mấy cái bánh mỏng. Daru đưa người tù đến nhà kho, ở đó có vòi nước dùng để rửa.

Daru trở lại phòng, xếp dọn mùng màn, kiểm tra xong, thầy Daru đến lớp học, ngồi

bệt xuống nền nhà của ngôi trường. Mặt trời đã nhú lên cao, bầu trời trong xanh, tỏa

sáng cả một vùng trời sa mạc. Trên con đường mòn dựng đứng, tuyết đã tan một vài

nơi để lộ những tản đá lớn. Thầy giáo làng trầm tư trước cảnh hoang vắng của sa

mạc. Daru nghĩ đến Balducci; chính Daru đã sỉ nhục ông ta. Ông ta không dẫn độ tên

tù mà cứ cho rằng mình đồng thuyền, đồng hội với ông ta. Thầy giáo làng Daru

nghe rõ lời giả biệt của Balducci hôm đó và không hiểu tại sao, thầy cảm thấy lạ

lùng, vô cớ có thể làm thương tổn đến tinh thần của thầy Daru. Từ lớp học Daru

nghe tiếng ai ho, ông lắng nghe rõ hơn; nhưng không thấy gì hiện ra mà chính đầu óc

xoáy quanh những thù hận, oán trách…Daru nghe như viên sỏi ném vào khoảng

không trước khi chìm xuống trong lòng tuyết trắng. Gây tội ác, rồi tự mình phản

kháng lấy mình, kể cả danh dự cũng bị đánh mất, đó là điều mà mình tự lăng mạ một

cách nhục nhã. Rồi đây đời sẽ nguyền rủa hắn và gởi hắn về nguyên quán Á-rập cho

hắn biết cái việc giết người và sẽ không còn đủ khả năng để vượt thoát. Daru đứng

lặng yên trên thềm đất, ngong ngóng, bất động, rồi lặng lẽ quay gót vào lớp học.

Người tù Á-rập tựa lưng vào nhà kho, sau khi đánh răng bằng hai đầu ngón tay.Daru

nhìn hắn;gọi: “Vào đây”.

Thầy giáo Daru trở lại phòng ngủ, đối đầu với tù nhân. Daru đắp lên mình chiếc áo

jacket nhà binh, buộc lại dây giày. Daru đợi cho tới khi người tù Á-rập vấn xong áo

khoát và mang xong đôi dép cao su. Cả hai cùng qua lớp học.Thầy giáo làng chỉ cho

hắn thấy con đường mà họ sẽ đồng hành. ”Nhớ chưa?. Tôi cùng đi với anh” Daru

nói. Người tù Á-rập bước ra ngoài ngồi chờ. Daru quay về phòng đóng gói một số

thực phẩm; bánh bít-qui, chà-là và ít đường. Nhìn lớp học trước khi đi. Thầy Daru

ngần ngừ khi đứng trước bàn viết. Lát sau bước ra ngoài khoá chặt cửa. ”Thế thôi!”

Daru nói. Họ xuất phát trên lối đường mòn về hướng đông, khoảng cách không xa từ

trường học. Daru nghe tiếng ai nói dịu dàng sau lưng mình. Ông giáo chậm bước,

thăm chừng xung quanh mình nhưng không có ai ở đó cả. Người tù ngơ ngát nhìn

Daru mà dường như không biết có sự việc gì. ” Đi! Nhanh lên”. Daru nói.

Đi được một tiếng đồng hồ thì họ dừng chân ở mũi chân đá mài. Tuyết tan nhanh,

mặt trời hiện ra, nuốt chửng những vũng nước cạn trên mặt đường. Ở đây không

còn thấy sự tranh chấp, hờn dỗi xẩy ra, tất cả đã dọn sạch nơi vùng cao nầy. Tiếp

tục hành trình, cả hai chỉ nghe tiếng chân mình đi trên đất. Đây đó giữa bầu trời, lũ

chim nghiêng cánh bay, hót những tiếng nghe như ai oán. Daru nén hơi thở trong

bầu không khí trong sạch đó. Một sự kiêu hảnh trổi dậy trong lòng thầy Daru trước

một sự việc lớn lao cho gia đình…Hình như trạng thái đó đã đổi sắc dưới vùng trời

xanh thẳm kia. Cả hai tiếp tục đi thêm vài tiếng đồng hồ nữa về hướng nam. Từ

miền cao đi xuống họ đụng ngay hướng đông, trước mặt họ là một mảnh đất thấp,

nơi đây họ thấy nhữ hàng cây trụi lá, hướng nam thì đất đá chỗ lồi, chỗ lõm, tạo nên

một cảnh thê lương, ảm đạm. Daru quan sát giữa hai lối đi. Một đằng là thẳng tắp

cuối chân trời, không bóng người qua lại. Thầy Daru quay đầu nhìn lui người Á-rập.

Daru không tìm thấy một ý kiến gì để lãnh hội được với người tù này. Daru nhấc cái

thùng lên đưa cho hắn. ”Cầm lấy” bánh mì, chà-là và đường. Anh có thể dùng được

hai ngày đường và một nghìn tiền Phật-lăng làm lộ phí. Người tù nhận trên tay

những thứ đó, nhưng liệu có dùng đúng lúc không. ”Xem đây” Daru nói. Rồi chỉ tay

về hướng đông.” Đó là con đường dẫn đến Tinguit, mất chừng hai giờ đường. Ở

Tinguit, dưới đó có đồn cảnh sát. Họ trông gặp được anh”. Người tù Á-rập không

nhìn hướng đi, tay cầm thực phẩm và mớ tiền úp trước ngực.Thầy giáo Daru mạnh

tay xoay người tù và chỉ rõ cho biết đó là hướng nam. Hai người đứng nhìn con

đường mòn dẫn tới cao nguyên Tinguit. Đi được một ngày thì anh sẽ gặp cánh đồng

cỏ và đám du mục ở đó. Họ sẽ chào đón anh nồng nhiệt và tìm nơi cho anh trú ngụ,

đúng luật giang hồ. Người tù Á-rập nhìn thầy giáo Daru với gương mặt sợ hãi và lo

lắng. ” Nè! nghe đây.Yên tâm” Thôi nhé! tôi đi nghe”. Daru lắt đầu, quay lưng bước

đi vội, trực chỉ về trường học.Thầy giáo làng không còn do dự về người tù Á-rập

nữa. Daru bước nhanh, ít phút sau trên đường về, thầy chỉ nghe tiếng chân mình vỗ

lên thềm đất lạnh và không ngoảnh đầu nhìn lui. Đi một khoảng xa Daru mới nhìn

lui. Người tù Á-rập vẫn bất động, đứng yên chỗ cũ bên mé chân đồi. Tay đội đầu

nhìn theo thầy Daru. Thầy giáo làng cảm thấy nghẹn họng. Daru không còn kiên

nhẫn để nhìn thấy nữa và tỏ ra thương hại người tù.

Ráng nhìn lại lần cuối trước khi đi thẳng. Thầy Daru chẳng thấy một ai trên ngọn đồi

ở đằng kia nữa…

Thầy giáo tỏ ra do dự điều gì. Mặt trời lúc ấy đã lên cao, hâm nóng vành trán của

thầy. Daru nhớ lại bước ban đầu, những điều không chắc là như thế, để rồi đi tới

nhận lãnh trách nhiệm nầy. Khi vượt qua cái đồi con, mồ hôi đổ đầy người thầy. Bãi

đá ở phía nam hiện rõ dưới bầu trời xanh nhưng trống vắng. Phía đông mọi vật đã

hiện ra tuy mờ nhạt. Trong cái ánh sáng mờ ảo đó, Daru cảm thấy đau lòng, nghĩ đến

người tù Á-rập một mình chậm rãi đi trên đường đến đầu thú.

Không bao lâu thì thầy giáo Daru đã tới trường học. Daru cứ cảm thấy có điều gì bối

rối như một thứ ánh sáng vàng úa nhảy múa và trải rộng cả bề mặt không gian cao

nguyên nầy.

Lên lớp hôm nay; đứng trước bục giảng. Sau lưng thầy Daru là tấm bảng đen vẽ

mấy nhánh sông của đất nước Pháp, chảy ngoằn ngoèo, ông run rẩy viết lên hàng

chữ đề tặng: ”Hãy trở lại với người anh em mình mà anh sẽ được trả ơn”. Thầy giáo

Daru nhìn cảnh trời, vùng đất cao nguyên xa lạ và bờ biển cuối chân trời. Trong

cảnh hoang sơ nầy thầy đã thấy và đã yêu nhiều thứ hơn bao giờ. Mặc dù sống cô

đơn ở đây ./.

 

VÕ CÔNG LIÊM (Kỵmẹ 5 apr 2010)

 

(1) Albert Camus (1913-1960)

Sanh :Algeria.Bắc Phi

Chết : bất ngờ trong tai nạn xe hơi tại Pháp.

Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị lâu dài với thời gian.

Được giải thưởng Văn Chương Nobel 1957.

(*) “Người Khách Lạ”Trong tập truyện ngắn”Lưu Đày và Quê Nhà”(Exile and the Kingdom) bản Anh

ngữ của Carol Cosman.NXB Vintage International Edition.2007 USA.

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền