*TMG 6- THI CUỒNG TRƯỜNG LOẠN – HỘI NÁT CƠ TEO- Kỳ 6 (Truyện Ngắn) Nhà Văn Trằn Mỹ Giống (Nam Định- VN)

 

Nhà Văn Trần Mỹ Giống

 

 

THI CUỒNG TRƯỜNG LOẠN –  HỘI NÁT CƠ TEO

(Kỳ 6)

          Nhân dịp về thăm quê được mời dự buổi sinh hoạt bình thơ đầu xuân của Câu lạc bộ hưu trí xóm, tôi tặng các cụ cuốn tạp chí Văn Nhân, trong đó có đăng vế mời đối của tác giả Đỗ Thanh Dương như sau:

          Người văn nhân làm báo Văn Nhân, Nhân hòa Văn sáng

          Tôi đề nghị các cụ hưởng ứng đối cho vui. Cụ Trần Khắc Cánh – một cây bút thơ được các bạn thơ xếp loại là “nhà thơ xóm” nêu ý kiến trước:

          - Kính thưa các cụ! Các cụ đều biết là tình trạng mất đoàn kết trong lãnh đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh ta kéo dài nhiều năm. Gần đây lại lùng bùng chuyện xét Giải thưởng Văn học Nghệ thuật định kỳ 5 năm mà nhiều tờ báo đã phản ánh... Như thế là nhân chưa hòa. Nhân chưa hòa thì văn làm sao mà sáng được. Vậy tôi xin cứ lấy cái thực tế ấy mà nhại lại vế xuất đối của tác giả Đỗ Thanh Dương như sau:

     Thơ trường thi tự thưởng Trường Thi, Thi cuồng Trường loạn

          “Nhà thơ xã” Trần Hùng Thắng tiếp lời:

          - Vâng! Đúng như cụ Trần Khắc Cánh đã phát biểu, “nhân hòa văn sáng” vẫn còn là mục tiêu phấn đấu, tức là còn ở thì tương lai đối với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh ta. Vậy vô phép các cụ, tôi xin lấy cái thực tế ấy để nhập đối hưởng ứng tác giả Đỗ Thanh Dương.

          Nói đoạn, “nhà thơ xã” hắng giọng rồi trịnh trọng đọc vế nhập đối của mình như sau:

          Phường cơ hội kéo bè Cơ Hội, Hội nát Cơ teo

          Tôi hết sức bất ngờ là dường như ngay lập tức các cụ hưu xóm tôi đã nắm bắt được mã khóa câu mời đối của nhà nghiên cứu văn học Đỗ Thanh Dương, từ lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa, khác âm đồng nghĩa, đến lối chiết tự ghép thêm định ngữ. Khẩu khí các cụ đúng là của con cháu cụ Tú Xương.

          Khi các cụ “xin ý kiến của nhà nghiên cứu cấp tỉnh để được mở rộng tầm mắt” thì tôi chỉ còn biết chắp hai tay vái các cụ, miệng lắp bắp: “Bái phục! Bái phục! Bái phục!”.    

 

Trần Mỹ Giống                                       

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền