*TĐ 17- (Tiểu Thuyết "Vết Thương Lòng " Phần 17 ) Tác Giả Thủy Điền (GER)

 

Tác Giả Thủy Điền

 

 

Tiểu Thuyết "Vết Thương Lòng " Phần 17

 

 

Bà Cả

 

    Mỗi lần ông già Canh sang chơi là mỗi lần bà bực mình và rầu thối ruột, thối gan. Vì vị nể

 

chồng bà, hơn nữa ông ta là chỗ láng giềng gần. Thật tâm bà chẳng ưa thích cái hạng người

 

như ông, mà không dám nói ra. Bởi ông là người hay mang chuyện nhà bà ra manh xé, tạo

 

nên sự đối kỵ, nghi ngờ trong gia đình. Mỗi khi ông sang chơi bà thường hay nép bên tường

 

nhà giã vờ nhặt những hạt thóc trong rổ gạo, chủ đích lắng nghe những câu chuyện dèm pha

 

được ông đạo diễn cho chồng bà. Nghe xong câu chuyện, lần nào mặt bà cũng đỏ hồng lên

 

như muốn tiến lên tống cổ lão già lem nhem, lắm chuyện về khuất cho rồi. Mặc dù, bà xưa

 

nay tánh nết rất hiền từ và nhân hậu. Thỉnh thoảng bà cũng sang qua nói nhỏ với Mây, con

 

xem, lão lại nói chuyện xa gần về con đó. Con có nghe không? Vân Mây con nghe mẹ hỏi?

 

Vân Mây

 

   Dạ thưa mẹ.

 

Bà Cả

 

   Ngày qua con có làm gì để lọt vào mắt ông ta không, nói cho mẹ nghe nào? Sao hôm nay

 

ông sang nói chuyện giữa con và thằng Kỳ nhiều quá, mẹ không hài lòng chút nào cả.

 

Vân Mây

 

   Con đâu có làm gì đâu mẹ, con chỉ gặp bác ngoài đường, hai bác cháu thăm hỏi qua lại

 

ngắn gọn rồi đi, con nghĩ chuyện ấy rất bình thường ngoài ra có làm gì khác đâu. Ngồi đun

 

ấm nước, tay vừa quạt lửa, tay lau nước mắt.

 

Bà Cả

 

   Mẹ tin con, nhưng mẹ nghĩ chắc có điều gì con còn giấu mẹ nên mới khóc. Mẹ lo quá Mây

 

à, nói cho mẹ nghe đi con.

 

Vân Mây

 

   Ông hai Canh chào ra về, Mây thuật lại hết đầu đuôi câu chuyện mà Kỳ đã kể trước đây cho

 

cha mẹ nàng nghe. Cả nhà bật ngữa, như sét đang đánh ngang tai.

 

Ông Cả

 

   Hai tay ụp lên trán, la trời, rồi đập đầu lên chiếc bàn gõ đỏ, không nói một lời nào nữa.

 

Bà Cả

 

   Đẩy thúng gạo đang nhặt xuống đất, giăng tung té trắng hết nền nhà, bất kể những gì xung

 

quanh mình, trời đất ngả nghiêng, bà ôm chặt Mây khóc ầm như mưa đổ, rồi ngất xỉu.

 

Vân Mây và Ông Cả

 

   Cùng đỡ bà lên chiếc giường, tha dầu, hô hấp nhân tạo làm mọi động tác giúp bà mau khỏe

 

lại.

 

 Chiếc khăn nâu quấn chặt ở đầu cũng được tháo gở ra, bà nằm bất động như người chết.

 

Miệng run run như muốn nói, nhưng chẳng thành lời.

 

   Tấm bằng khen “Tổ quốc ghi công” và bức hình chụp trong chiến khu của An được gói gọn

 

để trên bàn thờ, cạnh hình ông bà nội. Mâm cổ nhỏ, một con Gà, con Vịt, đĩa trái cây cũng

 

được bày biện mang lên cúng. Những nén nhang được thắp suốt ngày nầy, qua ngày nọ. Cả

 

nhà khấn vái cho linh hồn An mau về cõi phật.

 

  Từ khi hay tin An tử trận, gia đình ông Cả như một màn đêm bao phủ, bao nỗi nhớ, hy

 

vọng của ông tất cả chỉ trông chờ vào chàng con trai độc nhất nay đã tan tành theo mây khói.

 

Giờ chỉ còn lại mỗi một mình cô con gái là Mây, vì thế hằng đêm trong giấc ngủ, ông thường

 

trăn trở việc dựng vợ, gả chồng cho đúng nơi, đúng chốn. Câu hỏi được đặt ra? Nhưng không

 

làm sao giải được, khó quá. Khi biết Mây đã trót yêu Kỳ. Việc yêu Kỳ là ông không thể chấp

 

nhận được, không phải Kỳ là kẻ mất nết, hư thân hay nghèo rách túi, nhưng ông muốn gả nơi

 

nào có gốc, có nguồn. Cái phản thực tại và hũ lậu ấy của ông luôn trong đầu là như thế. Còn

 

riêng Kỳ là một thanh niên can trực, đầy lòng tự ái, chàng muốn lấy Mây làm vợ, nhưng mọi

 

quyết định là do ở chính mình. Hai thế lực như hai lằn đạn luôn nhắm chỉa vào người con

 

gái, khiến nàng phải điêu đứng, nhưng nàng quyết định yêu Kỳ. Dù cho vật đổi, sao dời,

 

phong ba, bão tố nàng vẫn chung thủy một lòng.

 

Ông Cả

 

   Nhiều lần bắt gặp Kỳ và Mây hò hẹn, ông đã cứng rắn cấm ngặt Kỳ không được quan hệ

 

đến Mây nữa. Việc tình cảm xưa nay giữa hai nhà xem như đoạn tuyệt. Hành động nầy tuy hổ

 

 thẹn với người bạn năm xưa nơi chín suối, nhưng ông không còn cách nào lựa chọn là để giữ

 

gìn thanh danh gia đình ông. Ông thừa hiểu đây là một việc rất độc ác vô cùng, nhưng…..!

 

Vân Mây

 

   Trước tình thế khó khăn vô bờ bến, vì yêu Kỳ nên nàng khóc thật nhiều và nẩy sinh sự liều

 

lĩnh, nàng muốn gặp cho được mặt Kỳ để nói lên những gì nàng muốn. Nàng muốn cùng Kỳ

 

phải xa lánh nơi nầy, xa thật xa tức khắc. Nơi đó là một phương trời vô định, bình yên để hai

 

đứa được tự do tha hồ mà yêu nhau, xây nên hạnh phúc. Không biết những ý nghĩ của nàng

 

Kỳ có thuận ý hay không?

 

Bà Cả

 

   Ngồi đếm từng ngày, từng tháng mong đợi An vinh quy bái tổ trở về làng ,ngày ấy không

 

còn nữa, An chỉ mang về cho bà bằng “Tổ quốc ghi công” Về với cổ quan tài không hồn,

 

không xác trong quạnh quẽ, không người đưa tiễn. Những giọt nước mắt mừng ngày vinh

 

quy, nay biến thành tang tóc. Bà Cả giờ đây đã quá lục tuần, nay ốm, mai đau trước cảnh đau

 

thương tang tóc thế nầy, thử hỏi làm sao cơn bệnh của bà qua khỏi, ngược lại ngày ngày nó

 

càng trầm trọng và bi đát hơn nhiều.

 

  An đã anh dũng hy sinh cho tổ quốc, làm tròn bổn phận với đất nước, non sông, nhưng An

 

đã vô tình giết chết người cha già, người mẹ hiền và cô em gái trong khoảnh khắc.

                

                                Dưới lòng đất An nằm yên nghỉ

                             

                                Trên trần gian nước mắt li bì

 

Kỳ

 

   Mây em, Mai vừa kể cho anh nghe tất cả mọi việc. Tại sao em liều lĩnh thế, anh thật lòng

 

yêu chỉ có Mây thôi, Mây hãy cố gắng bình tĩnh, anh tin mọi việc sẽ yên ổn trở lại. Em phải

 

hiểu rằng, đây là thời khắc hai ta đang gặp nhiều rắc rối, khó khăn nhất, phải thật bình tĩnh

 

nhá em.

 

Phần 17 còn tiếp.....!

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền