*TĐ 11- Vết Thương Lòng (Tiểu Thuyết- Phần 11) Tác Giả Thủy Điền (GER)

 

Tác Giả Thủy Điền

 

 

Tiểu Thuyết

"Vết Thương Lòng " Phần 11

 

     Mọi sáng như thường lệ, chuông đồng hồ reo vang, báo hiệu, đánh thức An dậy. Cây kim

 

giờ chỉ đúng bảy giờ, đánh răng, rửa mặt, ăn sáng, sách vở, quần áo chĩnh tề, con Vện cũng

 

thức sớm quây quần bên chân, lao nhao như muốn kéo níu An ở lại không cho đi học. Nếu An

 

đi khỏi nhà thì nó chỉ chơi vơi một mình, ngày nào cũng thế. Tuổi ngây thơ mười một, mười

 

hai An luôn tỏ ra mình là người thông minh, sáng trí. Ngoài việc ở trường, về nhà cậu còn

 

giúp ích rất nhiều cho mẹ như trông em, nấu nước, rửa rau rồi theo cha ra vườn bẻ Cam, hái

 

Bưởi, An làm bất cứ việc gì An có thể làm được. Tuy những cử chỉ, hành động nhỏ nhen ấy,

 

An lúc nào cũng thấy vui và hãnh diện vô cùng. Vì đã giúp đỡ một phần cho cha mẹ.

 

   Mang trong tim, khối óc, ý chí miệt mài, hiếu học và lại được sự nâng đỡ của thầy Lân cho

 

nên việc học của An càng ngày càng được nâng cao và tiến bộ rất nhiều. Với ý chí quyết tâm,

 

giàu lòng nhân ái, tinh thần tập thể cao An lúc nào cũng tỏ vẻ là một thanh niên tiền phong

 

dám nhận lãnh trách nhiệm trước mọi người. Mọi hữu sự An là người đến trước. Trước sự

 

phấn đấu, lòng dũng cảm, gương anh dũng đã làm cho thầy Lân ngạc nhiên, nễ phục. Rồi từ

 

dạo đó…….Thầy trò như đôi bạn chí chân, ngoài tình thầy trò, láng giềng, Họ còn đậm sâu

 

trong mối tình yêu nước, bất diệt.

 

   Năm An trở thành anh Tú vừa tròn mười tám tuổi. Ông bà Cả và thầy Lân đều muốn An vào

 

ngành Sư phạm để tiếp nối con đường của thầy và làm rạng rỡ gia phong. Thấy An được vào

 

Đại học cùng năm đó, ông bà Cả và thầy Lân vui mừng vô hạn. Thầy mừng đến nỗi rơi nước

 

mắt, vì thầy đã thành công làm tròn bổn phận của mình và không uổng công ông bà Cả ngày

 

đêm dưỡng dục.

 

   Cái nghĩa, cái ân, công ơn của thầy Lân vợ chồng ông Cả xem như tình cốt nhục. Thằng Kỳ,

 

thằng An, con Mây cũng xem nhau như anh em ruột thịt, chúng nó xít lại gần nhau hơn,

 

chuyện trò với nhau qua những buổi sách đèn. Cả hai gia đình giờ đây vô vàn hạnh phúc.

 

   Cái ngày mà thằng An vác gói lên thành đi học, con Mây, thằng Kỳ chúng nó khóc suốt

 

đêm. Con Vện nhà mất ngủ, mắt lờ đờ, chân run như cụ già tám chục cứ nhìn An như nhắn

 

nhủ điều gì. Có lẽ sự tiễn đưa.

 

   An đi, để lại sau lưng bao vấn vương, triều mến của thời thơ ấu. Sự chia tay không ai muốn,

 

mang đậm tình người. Hàng tre làng quanh co, uốn khúc, bóng người cũng hút dần rồi khuất

 

dạng theo, chỉ còn lại những giọt nước mắt nhớ thương  đầm đìa trên má của người ở lại quê nhà.

 

Bà Cả

 

   Mừng! Khi An yên nơi, yên chốn, nhưng bà cứ khóc mãi vì nỗi nhớ thương con. Mỗi khi

 

nhớ An, bà tỏ ra lo sợ đủ điều, từ miếng ăn, giấc ngủ. Lòng người mẹ nào cũng thế, to tát tợ

 

biển Đông.

 

Vân Mây

 

   An ủi, thôi không sao đâu mẹ, anh An đã đến tuổi trưởng thành, mẹ khỏi bận lo, ít hôm

 

công việc ổn thỏa, anh sẽ quây về thăm mẹ, thăm cha và con. Chứ anh ấy không có ở biệt trên

 

thành đâu mẹ sợ.

 

   Tách trà lài vẫn còn nghi ngút khói của mọi buổi chiều cũng vơi đi mùi hương vị đặc thù,

 

những chậu Hoa kiểng trước nhà cũng ủ rũ buồn theo.

 

Ông Cả Lâm

 

    Bên chiếc võng đong đưa, như ôn lại những kỷ niệm cũ. Mắt ngước nhìn xa, thằng An nay

 

đã lớn khôn rồi có gì đâu mà mình buồn bã, nhớ nhung mãi. Thanh niên đến tuổi trưởng thành

 

phải đi đây, đi đó mà nó đi học chớ có đi chơi đâu mình cứ phân vân, khóc lóc làm cả nhà

 

chẳng chút an tâm. Mình thấy không? Còn như tôi ngày xưa có đi được khoảng nào ra khỏi

 

cổng làng, cứ quanh quanh, quẩn quẩn chốn nầy thật phí đời trai trẻ.

 

   Nhờ có thằng Kỳ, thằng Phúc, con Mai sớm hôm qua lại, con Mây nhà mình nó cũng đỡ

 

buồn. Ngày ngày là bạn cắp sách đến trường, Mai là người bạn gái tốt bụng, thường đến chơi,

 

trao đổi những kiến thức, ước mơ, hoài bão của lứa tuổi thanh xuân. Nào mai đây khi học

 

trung học xong phải đi xa, nào ở lại nhà chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, ôi thôi! Rồi chuyện

 

nầy, chuyện nọ, đủ thứ trên đời.

 

Vân Mây

 

   Nhiều lúc cũng suy nghĩ tìm hiểu ở bạn mình, về những ý nghĩ trong tương lai mà nàng

 

không sợ Mai giận. Vì nàng và Mai là bạn thân,  tâm đồng, ý hợp .

 

Mai

 

   Những lời ngọt ngào, dịu dàng, tự tin của người con gái. Ôi! Lo chi Mây, mình nói thế thôi,

 

thời gian còn dài lắm, mình sẽ tính lại cho kỷ càng hơn. Nhưng Mai cũng cho Mây biết, là

 

trước sau gì hết bậc trung học ba mẹ Mai cũng bắt buộc Mai phải ở nhà, không cho đi xa và

 

bảo Mai là con gái cần phải lo việc bếp núc sớm hôm.

 

Vân Mây

 

  Có chuyện đó sao Mai?

 

Mai và Mây

 

  Thật chứ. Mai chưa hề nói dối Mây điều gì, Mây không tin thì thôi. Mây à, mỗi người, mỗi

 

gia đình đều có hoàn cảnh khác nhau, không ai giống ai cả, lớn lên ai mà không muốn bay

 

xa, chạy nhẩy đó đây, nhưng gì điều kiện, hoàn cảnh không cho phép Mai phải vượt xa hơn

 

nữa. Ví mà như Mây thì chẳng nói làm gì, mong bạn hiểu cho, chuyện là như thế đó. Vả lại,

 

Mai cũng nhiều đêm suy nghĩ và thấy mình nên bằng lòng với cuộc sống mà chính mình đã và

 

đang có Mây à. 

 

   Riêng Kỳ là người may mắn, cha mẹ là bậc cô thầy, cái nếp sống nhà giáo đã tạo cho anh tất

 

cả những điều kiện để tiến thân từ vật chất, đến tinh thần. Kỳ cũng là người bạn tốt như Mai,

 

tuy khác lớp, nhưng chung trường. Anh là người láng giềng và là người anh mà Mây lúc nào

 

cũng xem như anh ruột thịt, luôn luôn giúp đỡ khi Mây cần đến. Cha mẹ Mây cũng thế, xem

 

Kỳ như con ruột trong nhà. Bởi thế, Kỳ luôn tỏ ra mình như người trong cuộc, không ngần

 

ngại và cũng chẳng chối từ một điều gì, dù việc ấy lớn hay bé.

 

Phần 11 còn tiếp.....!

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền