*TĐ 7- Vết Thương Lòng (Tiểu Thuyết- Phần 7 ) Tác Giả Thủy Điền (GER)

 

Tác Giả Thủy Điền

 

 

Tiểu Thuyết

"Vết Thương Lòng " Phần 7

 

   Thầy giáo Lân và ông Lâm là đôi bạn chí thân từ thuở nhỏ, lớn lên mỗi người, mỗi ngã, Lân

 

ra thành theo học, rồi ở trọ nhà người quen. Khi học xong, có cơ hội Lân làm việc ở một tỉnh

 

xa, sau mười năm phục vụ Lân đã lập gia đình cùng cô giáo Thụy rồi ở luôn nơi đó. Lân cưới

 

vợ đến nay đã gần bốn năm tròn, mà vẫn chưa có con cái chi cả. Thời gian xa quê, là chuỗi

 

ngày nhung nhớ đối với một thầy giáo trẻ. Cuối cùng hai người quyết định làm đơn xin trở về

 

nguyên quán và làm việc trên mảnh đất quê hương mình, lúc nầy vợ chồng Lân mới gặp lại

 

Lâm và từ đó hai người nối lại mối tình xưa cho đến bây giờ.

 

   Khách về, Lâm tiễn đưa bạn ra khỏi ngõ, con Vện nhà cũng bén gót theo sau. Cô Cẫm Lệ

 

cũng sắp thổi buổi cơm chiều, mâm cơm được trưng bày như thường lệ, lúc nào cũng có thêm

 

hai chén cơm và hai đôi đủa kèm theo bên cạnh để cúng mẹ, cúng cha.

 

 Ông Lâm

 

   Vừa ăn, vừa than…thở. Từ ngày cha mẹ mất cho đến nay, chưa buổi cơm nào tôi ăn ngon

 

miệng. Rồi những giọt nước mắt từ… từ tuôn chảy, khiến người đối diện chẳng lòng nào mà

 

nuốt nổi chén cơm.

 

Cẫm Lệ

 

   Hiểu chồng, nhưng hỏi sao cho phải phép.

 

Sao vậy mình? Hay là hôm nay em nấu không ngon hoặc thức ăn không hợp với mình. Thôi thì chịu

 

vậy, ngày mai em sẽ tìm nấu món khác như ý muốn của mình. Mình chịu không? Những lời ngọt

 

ngào vừa thốt ra của người vợ hiền,

 

vô tình làm cho ông Lâm dường như bị nghẹn. Những hạt cơm trắng được bắn ra từ cuống họng.

 

Ông Lâm

 

   Lắc đầu, rồi nói „Không phải vậy đâu mình“ mình đừng bận tâm điều ấy, vì xưa nay mẹ cha

 

tôi ăn gì, thì tôi ăn nấy chớ nào có biết chê, khen. Mình biết, mỗi bữa cơm là tôi muốn dành

 

hết cho ông bà nơi suối vàng, tôi không muốn cha mẹ dưới lòng đất lạnh, phải thiếu thốn và

 

đói khổ, khi tôi và mình trên thế gian nầy sung sướng, phủ phê.

 

Cẫm Lệ

 

   Nầy mình, nghe em nói. Ngày mai em sẽ nấu nhiều và ngon hơn mọi ngày được chứ mình?

 

Ông Lâm

 

   Không nói một lời, mà cứ nhìn cô chăm chăm như thương, như mến.

 

Cẫm Lệ

 

   Đêm nằm bên chồng mà lòng thao thức, không biết ngày mai phải làm sao cho phải đạo. Cô

 

trông trời mau sáng, để mua cho được những thứ hàng đắc giá mà ngày xưa mẹ chồng cô ưa

 

thích. Tuy việc nấu ăn bắt đầu thêm khó khăn, bận rộn và phức tạp thêm nhiều. Vì mọi ngày

 

cô phải nghĩ  ra cách nầy, cách nọ. Nhưng không sao, ngược lại cô càng hứng thú và vui vẻ hơn.

 

   Ngày lại ngày, những buổi cơm đầm ấm, tràn đầy hạnh phúc được trưng bày như mâm cổ.

 

Ông Lâm giờ đây luôn tỏ vẻ vui mừng. Mặc dầu, ông biết vợ ông đã bỏ ra rất nhiều công sức

 

và hao tốn. Mọi hiềm khích, chán chường trong lòng ông bắt đầu dần..... tan, sự bảo thủ kỳ lạ ,vô

 

lý cũng biến dần theo thời gian. Cẫm Lệ bắt đầu được bù đấp bằng tấm chân tình rộng lượng,

 

cởi mở, vị tha. Tất cả ông đã thứ tha và thương yêu người vợ vô cùng.

 

   Cảnh mẹ cha nơi chín suối đầy đủ, phơi phả không vất vả, lầm than, ăn sung, mặc sướng tận

 

hưởng phú quí, giàu sang, ông thấy sao ôi hạnh phúc, cái hạnh phúc mà vợ ông đã mang tặng

 

và chính ông cũng tận hưởng được cái hạnh phúc tuyệt vời ấy. Rồi ông ngẩng cổ lên, thở phào

 

cám ơn trời phật đã đem đến cho ông cái niềm hạnh phúc quí giá nầy.

 

Phần 7 còn tiếp.....!

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền