*TĐ 4- Vết Thương Lòng (Tiểu Thuyết- Phần 4) Tác Giả Thủy Điền (GER)

 

Tác Giả Thủy Điền

 

 

Tiểu Thuyết

"Vết Thương Lòng " Phần 4

 

  Giữa đêm khuya khoắc, khi mọi người đang yên giấc, ngoài trời như lắng đọng dưới màn

 

đêm tĩnh mịch, chỉ còn vang lại xa xa bên tai tiếng Ếch, Nhái, Ễnh ương và tiếng Côn trùng

 

quyện hoà nhau sau nhà trong đêm vắng. Ngồi bên giường bệnh cạnh bà mẹ già lúc đau, lúc

 

nhức nghe sao rợn óc vô cùng. Ruột gan thì như muối sát, không sao chịu nổi, nó còn ghê tợn

 

hơn những lời trách móc.Viên thuốc, ly nước chỉ cầm hơi dăm ba phút chẳng thắm thiết vào

 

đâu, cơn hấp hối, cảnh tử sinh cứ đe dọa liên hồi.

 

   Một mình một cõi, giữa đêm khuya trời vắng. Chồng con thì chẳng thấy, sự cô độc rất hãi

 

hùng trong căn phòng rộng thênh thang, chiếc đồng hồ treo trên vách đã tín ton báo hiệu xấp

 

xỉ hai giờ khuya mà cũng chẳng thấy bóng ai. Nỗi sợ, nỗi lo càng đè nặng trên vai. Ông đâu?

 

Có lẽ, ông đang say sưa nơi nào mà quên tất cả. Trời ơi! Là trời, hãy nhìn xuống mà coi. Giọt

 

nước mắt từ… từ buông thả trên gương mặt héo mòn của người đàn bà đang trong đợi, một

 

bóng hình thật rất đáng thương.

 

    Tay nâng mẹ lo từng viên thuốc, miệng cầu cứu những người hàng xóm. Anh chị Sáu, chú

 

Lang, thầy cô Lân rồi cả chị hai Nhàn cùng thức dậy chạy sang cứu chữa.

 

   Từ lúc ông Lâm lạnh nhạt gần một năm nay, chưa bao giờ cô yên giấc, người cô gầy xanh

 

như tàu chuối ngọn, sức khỏe hao dần, nhớ trước, quên sau. Nó thê thảm đến nỗi khi dìu mẹ

 

già đứng dậy hay cho ăn miếng cháo, miếng cơm mà tay chân rã rời không vững, chớ huống

 

hồ chi vác cuốc ra vườn hay bưng đội giỏ Cam, thúng Bưởi.

 

    Nhìn mẹ già la liệt cả tháng dài trên giường bệnh, không ăn, không uống thân thể héo mòn.

 

Cứ hết thuốc, rồi đến thuốc mà cơn bệnh không hề thuyên giảm. Sự xét nghiệm của nhà

 

thương cho kết quả hẳn hoi, số phận bà chỉ còn là con số nhỏ. Nỗi lo âu như xé ruột, xé gan ra

 

từng mảnh. Bà cả Hòa giờ đây như ngọn đèn lung linh trước gió.

 

    Tội nghiệp thầy cô Lân, chú Lang, anh chị Sáu; những người láng giềng sau giờ làm lụng

 

ngoài đồng và công sở, thường hay rủ ren nhau lui tới, để chia sẻ những nỗi đau buồn với ông

 

Lâm. Cảnh hàng xóm, láng giềng tuy có chút tình nhỏ mọn, nhưng cũng nói lên được những

 

giây phút hạnh phúc của cuộc đời. Bà Hòa ngày xưa hay trước lúc lâm bệnh cũng thế, tuy khó

 

khăn, gắt gỏng trong nhà, nhưng một chút với láng giềng bà không bao giờ keo kiệt, khinh

 

thường hay những cử chỉ giàu nghèo. Cái hay, cái đẹp của bà là như thế, nên mỗi khi tối lửa,

 

tắt đèn, hữu sự họ là những người tiên phong không do dự và tính toán.

 

   Việc cúng cất mộ phần cho bà đã chung quy hoàn tất. Ông Lâm giờ đây như người bần thần,

 

mất trí, thỉu não cứ sáng, chiều đi tới, đi lui như ngẫm nghĩ điều gì. Chấp hai tay sau lưng thẩn

 

thờ trong gió, như một nhà Chính tri đang ngầm nghĩ chuyện nước non. Gương mặt của ông

 

còn đọng những giọt nước mắt ở hàng mi, như nuối tiếc người mẹ già vừa khuất. Tay nâng

 

niu, sờ mó hết vật nọ, đến vật kia, như hồi tưởng lại những gì quá khứ mà bà thường hay âu

 

yếm nó hằng ngày.

 

Phần 4 còn tiếp.....!

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền