*THMN 18- Người Sài Gòn (Truyện Ngắn Sưu Tầm) THMN

 Người Sài Gòn

Người Sài Gòn

 

Người Sài Gòn yêu nhau cũng lạ, không cần phô trương, thương là đến với nhau. Quen nhau từ bàn nhậu, quen nhau ở quán cafe, quen nhau trong thang máy...cứ thích là nhích thôi. Người ta thương nhau, về với nhau là để thế giới bớt đi hai người cô đơn (thế mà tôi vẫn cô đơn thế này ).

***

 

Yêu Gái Sài Gòn không cần phải tỏ tình, cứ rủ đi cafe vài bữa, cho nắm tay, đi xem phim cho thơm, thế là thành bà xã...Tình yêu cũng có hợp tan, nếu hết thương nhau thì lại nhậu, cafe, xem phim...và thêm một mối tình mới.

 

Người Sài Gòn có câu cửa miệng ngắn gọn và bình dị lắm: "Làm phước", nghe giản đơn và nhẹ bẫng đến lạ. Những con người trao và nhận sự tử tế, có lẽ họ sẽ chẳng bao giờ gặp lại nhau giữa đất Sài thành rộng lớn. Nhưng những nghĩa cử ấy, luôn đọng mãi trong tim, trong tâm trí của người dân nơi đây, để bất cứ ai đi xa cũng nhớ về.

Người Sài Gòn quần quật, quay cuồng làm ăn, chưa mở tiệm thì lo học nghề, có tiệm rồi lo hút khách, giữ khách. Đông khách rồi lo mở thêm tiệm thứ nhì, thứ ba... Hết đất lãnh vực này thì tấn công sang lãnh vực khác. Ở các quán cà phê mở cửa từ sáng sớm tới đêm khuya, có một tỷ lệ cao là các cuộc cà phê làm ăn, hợp tác.

 

Vì vậy sau một ngày mệt nhoài, người Sài Gòn ưa giải trí. Cười đã đời, nhảy nhót, cụng ly, ca hát tưng bừng... để xả hơi thật hết rồi sáng mai lao vào cuộc chiến đấu mới. Cho nên không mặn mà với những triết lý cao siêu trên sân khấu hay trong sách vở.

Có một buổi chiều tôi đang vi vu xe máy với nhỏ bạn thân thì Sài Gòn mưa như trút, không có áo mưa, cả hai phải tấp đại vào một cửa hàng bán chăn gối để trú. Chị chủ chắc cả ngày hôm đó ế ẩm hay sao mà mặt mày lạnh tanh. Lại gặp hai con ướt như chuột lột xông thẳng vào chỗ mình buôn bán đứng trú mưa, dựng xe chắn hết lối đi, hai đứa thầm nghĩ: Chắc chị ấy cay lắm. Rồi chị chủ không nói tiếng nào, giữ gương mặt lạnh lùng ấy đi vào trong nhà, xong chị cầm 2 cái ghế đẩu ra, nói: "Ngồi đi cho đỡ mỏi chân mấy đứa! Ngồi xịch vô không ướt hết giờ".

Người Sài Gòn nếu va quẹt nhau thì cũng chỉ mỉm cười thay cho sự khó chịu hay câu chửi ( tôi nói Người Sài Gòn nha, tất nhiên Sài Gòn thì hỗn tạp dân tứ xứ đến đây sinh sống), sự tinh tế của người Sài Gòn là nụ cười luôn nở trên môi và sự mềm mỏng đến đốn tim người tiếp xúc.

 

Văn hóa Sài Gòn, tôi nghĩ, là văn hóa chấp nhận, thích nghi và cải biến, là thứ bản sắc rất rõ ràng phân biệt với bản sắc những địa phương khác, nhưng đồng thời được tạo thành từ sự hòa hợp những gì riêng biệt nhất của mỗi nhóm người. Họ không phân biệt kì thị, người Miền Bắc, Nam hay người Miền Trung, cũng không phân biệt tầng lớp giàu nghèo, miễn họ chơi được và sống với nhau bằng cái " tình" chân chất thì tất cả đều là bạn của Người Sài Gòn.

 

"Sài Gòn không phải là một địa danh, Sài Gòn là phong cách, là lối sống". Nó đó, cái lối sống bề ngoài lạnh lùng đi lướt qua nhau, cũng không ít hàm hồ hàm chứa nghênh ngang chỉ biết mình mình, đồng thời cũng lại vô vàn quan tâm, ân cần, sâu xa, nồng ấm.

 

NV

Tổng hợp

Nguồn - tác giả: : Sưu Tầm

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền